Luật sư truy cách tính khoản thất thoát 119 tỷ đồng của PVN

GD&TĐ - Sáng nay, luật sư bào đặt câu hỏi với giám định viên về cách tính để xác định các bị cáo gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 100 tỷ đồng liên quan đến vụ án xảy ra tại PVC.

Luật sư Phạm Công Hùng.
Luật sư Phạm Công Hùng.

Sáng 10/1, phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo khác trong vụ án Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản bước sang ngày làm việc thứ 3.

Để làm rõ một số vấn đề công tác giám định, luật sư Phạm Công Hùng (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó tổng giám đốc PVN) đã đặt câu hỏi cho giám định viên.

Giám định viên cho biết việc thực hiện giám định trên cơ sở giám định của cơ quan điều tra, theo đúng luật. Phương pháp, thời gian giám định đã có trong báo cáo. Giám định viên khẳng định việc giám định được thực hiện đúng pháp luật, có tình có lý.

Trước câu hỏi của luật sư đề nghị làm rõ về khoản tiền được cho là đã gây thiệt hại cho Nhà nước (hơn 119 tỷ đồng), giám định viên từ chối trả lời vì vấn đề này đã nói trong phiên xử trước hoặc đề cập trong báo cáo.

Không bằng lòng với trả lời của giám định viên, luật sư Hùng đặt câu hỏi cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn.

Bị cáo này cũng nói không bằng lòng với cách tính của giám định viên. Ông Nguyễn Xuân Sơn cho rằng đó là căn cứ chung chung, xác định hành vi vi phạm chứ không phải thiệt hại.

Luật sư tiếp tục hỏi: "Bị cáo Sơn có tính ra giá trị thiệt hại không nếu áp dụng căn cứ tiền tạm ứng không sử dụng, sử dụng không đúng thì chủ đầu tư phải thu hồi?"

Trả lời câu hỏi này, bị cáo Sơn khẳng định thêm một lần nữa là không tính được thiệt hại vì đây là căn cứ xác định hành vi sai phạm.

Ông Sơn và luật sư Hùng cùng cho rằng nếu xác định trách nhiệm thì không riêng Phó tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm.

Được mời lên trả lời, bị cáo Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh đều đồng ý với phần trả lời của Nguyễn Xuân Sơn.

Trịnh Xuân Thanh, người ngồi phía sau, cũng gật đầu khi ông Sơn trả lời luật sư.

Theo cáo trạng, để tạo điều kiện cho PVC hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Thăng đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC của dự nhà Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và yêu cầu Nguyễn Quốc Khánh chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.

Sau đó ông Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh, Lê Đình Mậu, Vũ Hồng Chương và Trần Văn Nguyên căn cứ hợp đồng trên để tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng cho PVC trái quy định.

Sau khi PVC nhận tiền tạm ứng, các bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng sai mục đích.

Căn cứ kết luận giám định đủ cơ sở xác định hành vi của ông Thăng và các bị can đã gây thiệt hại cho PVN hơn 119 tỷ đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Ukraine ở hậu cứ theo hướng Pokrovsk, vùng Donetsk. Ảnh: Getty Images.

Báo Anh: Hầu hết binh lính mất tinh thần

GD&TĐ - Quân đội Ukraine ngày càng cởi mở hơn với viễn cảnh nhượng bộ lãnh thổ và ngừng bắn trong bối cảnh tinh thần sa sút và áp lực ngày càng tăng.

Họa sĩ Ngô Xuân Bính trình bày về tác phẩm chủ đạo trong triển lãm gốm 'Hiện linh'.

Gốm của 'kỳ nhân'

GD&TĐ - Triển lãm gốm nghệ thuật 'Hiện linh' của tác giả Ngô Xuân Bính đã thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước.