“Luật bàn tay” giúp trẻ tránh bị lạm dụng

Trẻ em bị lạm dụng tình dục phải chịu đựng nỗi đau khủng khiếp và dai dẳng về thể xác lẫn tinh thần. Nguyên phân phần lớn là do "lỗ hổng" trong việc giáo dục giới tính cho trẻ.

Thông qua các tình huống trong cuộc sống, hay các trò chơi sắm vai, phụ huynh và giáo viên có thể giúp trẻ nhận biết và tránh các mối nguy hiểm.
Thông qua các tình huống trong cuộc sống, hay các trò chơi sắm vai, phụ huynh và giáo viên có thể giúp trẻ nhận biết và tránh các mối nguy hiểm.

Theo báo cáo của Bộ Công an, trung bình mỗi năm nước ta có 1.400 - 1.500 vụ xâm hại trẻ em được thụ lý và điều tra, trong đó có trên 60% là xâm hại tình dục.

Tuy nhiên, đó chỉ mới là con số bề nổi được phát hiện, chắc chắn còn không ít vụ việc bị che dấu hoặc có thể đang diễn ra chưa được phát hiện. Không ít vụ lạm dụng tình dục trẻ em diễn ra trong thời gian dài mới được phanh phui mà thủ phạm là người quen, họ hàng… 

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - Hội trưởng Hội quán Các bà mẹ - băn khoăn, không chỉ trẻ nhỏ mà hiện nay cả trẻ lớn tuổi hơn dường như vẫn không lường được các mối nguy. 

Chỉ chút quà bánh hay ít tiền bạc, vật chất nhiều em có thể tin và nghe lời người khác ngay. Cùng đề nghị “không được nói với ai” hay “nặng tay” hơn là hù dọa. 

Nhiều đứa trẻ đã phải chịu đựng bị lạm dụng thời gian dài, có khi hàng năm trời, chỉ đến khi vô tình được phát hiện chứ các em không hề biết cách cầu cứu. Điều này cho thấy trẻ thiếu kiến thức và kỹ năng trầm trọng trong việc bảo vệ bản thân. 

Bác sĩ nhi khoa, chuyên gia tâm lý Nguyễn Lan Hải cho hay lạm dục tình dục hiện nay rất phức tạp khi đối tượng có thể là thủ phạm nới rộng về độ tuổi từ trẻ đến những người cao tuổi. Không chỉ bé gái mà ngay bé trai cũng có nguy cơ bị lạm dụng tình dục rất cao.

Bị quấy rối lúc thơ ấu (khi chưa có kỹ năng phản đối hay giải quyết hậu quả), trẻ dễ bị tổn thương về cơ thể, sức khỏe, ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và cuộc sống sau này. 

Trẻ có thể sẽ mặc cảm, tự ti về bản thân, có những suy nghĩ đánh giá lệch lạc về tình dục (thu mình lại, sợ hãi, rụt rè, coi tình dục là chuyện xấu)...

Giáo dục giới tính giúp trẻ tự vệ

Cha mẹ có trách nhiệm bảo vệ trẻ nhưng điều quan trọng hơn, theo bác sĩ Nguyễn Lan Hải là phải trang bị kiến thức giới tính cho trẻ từ rất sớm. 

Bởi đây là cách giúp trẻ biết yêu quý bản thân, nhận biết nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục. Kỹ năng tự bảo vệ của trẻ rất kém mà lỗi chính ở người lớn không trang bị cho các em.

Ở độ tuổi trẻ mầm non đã có thể bắt đầu nói với trẻ về những đụng chạm nào là không tốt. Trẻ cần hiểu rằng thân thể là của chính bé và có những bộ phận kín không ai được phép chạm vào (trừ thầy thuốc khi thăm khám và cha mẹ khi làm vệ sinh cho con).

Hay hành động đơn giản nữa là cho bé mặc quần áo lót thường xuyên, khi vệ sinh cho bé, phụ huynh và giáo viên cần nói với bé đó là chỗ của riêng bé. 

Bất cứ cứ ai chạm vào những vùng ấy theo cách làm bé sợ, phải nói người đó dừng lại. Nếu họ vẫn cứ tiếp tục thì hét lên và bỏ chạy, sau đó kể lại cho người lớn biết. 

Tuy nhiên, ở độ tuổi này, trẻ chưa có ý thức về lạm dụng tình dục mà chỉ là giao tiếp bình thường. Nếu dặn dò quá kỹ lưỡng, bé sẽ trở nên nhút nhát, hạn chế khả năng giao tiếp.

Thế nên, bác sĩ Lan Hải nhấn mạnh, bố mẹ nên cùng con chơi những trò chơi tình huống, đố con nói gì, làm gì khi ở trong các hoàn cảnh khó khăn (lúc lạc đường, khi bị người khác rủ đi chơi, khi ở nhà một mình và có sự cố xảy ra...). Thông qua trò chơi sắm vai (trẻ có thể sắm vai kẻ dụ dỗ trẻ em) để chỉ dẫn cho con cách nhận biết và ứng phó.

Ngoài ra, những câu chuyện, những tai nạn nhìn thấy, nghe thấy trên các phương tiện truyền thông đều có thể biến thành bài học chia sẻ với trẻ, giúp con hiểu trong tình huống đó nên làm gì, vì sao bị như thế...

Điều đáng ngại không kém là rất nhiều vụ lạm dụng tình dục thường bị rơi vào quên lãng do trẻ bị siết giữa hai gọng kìm. Không chỉ bị kẻ lạm dụng đe dọa mà nhiều trẻ sợ lên tiếng sẽ bị bố mẹ quát mắng nên các em chọn cách im lặng và chịu đựng. 

Gia đình thiếu đi sự chia sẻ, tương tác càng dễ đẩy trẻ vào những nguy hiểm bên ngoài.

“Luật bàn tay”

Bác sĩ Lan Hải chia sẻ 5 vòng tròn giao tiếp theo “luật bàn tay” trong giáo dục giới tính mà cha mẹ cần thường xuyên dặn dò trẻ từ độ tuổi mầm non. Đây cũng là vòng tay giao tiếp có thể áp dụng với những trẻ lớn hơn và với cả người lớn.

1. Vòng tay ôm, ẵm: chỉ dành cho người ruột thịt như bố mẹ, ông bà.

2. Nắm tay: đối với thầy cô, họ hàng.

3. Bắt tay: với người quen

4. Vẫy tay: người lạ

5. Xua tay: đối với những người đáng ngại, không tiếp xúc.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ