Năm nào cũng vậy, những học sinh khuyết tật của lớp học tình thương do bà Hương Nam đứng lớp tại khuôn viên trường THCS An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng được dự một lễ khai giảng thật "hoành tráng". Có cờ hoa rực rỡ trang trí trong lớp học, có tấm băng rôn với dòng chữ: Khai giảng lớp học tình thương.
Năm học này, lớp học tình thương có 18 học sinh. Bà Nam cho biết: Mặc dù bị nhiều khuyết tật khác nhau nhưng các cháu đều rất ngoan và chăm chỉ. Ở đây, học sinh nhỏ nhất 8 tuổi trong khi học sinh lớn nhất đã 32 tuổi. Có nhiều em đã theo lớp được 15 năm, cô giáo cho nghỉ cũng không chịu nghỉ, khi đạt tới trình độ lớp 4, 5, chữ viết cũng rất sạch đẹp.
Không giống như những lớp học khác, lớp học của bà Nam không có bảng đen, phấn trắng, bục giảng, giáo án mà bà phải đến tận nơi uốn từng nét chữ một cho từng em. Trước giờ học, các em được tập thể dục buổi sáng trên điệu nhạc của bài hát “Tập thể dục buổi sáng” phát ra từ chiếc đài nhỏ.
Mối duyên đến với lớp học này với bà Nam cũng thật tình cờ. Bà Nam vốn là người con xứ Huế nhưng ra Hà Nội dạy học từ năm 1958. Khi nghỉ hưu, bà rất nhớ những ngày đứng trên bục giảng. Chứng kiến những đứa trẻ khuyết tật không được đi học do điều kiện khó khăn mặc dù các em rất muốn có một ngày đến lớp, bà đã quyết định mở một lớp học tình thương để giúp đỡ các em hòa nhập cộng đồng.
Bà Hương Nam nhớ lại: Để mở được lớp học, năm 1997, bà đã phải liên hệ, thuyết phục với các cơ quan trên địa bàn phường Yên Phụ, Ban Giám hiệu trường THCS An Dương… để đề đạt nguyện vọng. Với tấm lòng chân thành, chính quyền và nhà trường đã tạo điều kiện, dành cho bà không gian riêng ở ngay trong khuôn viên của trường THCS An Dương.
Và từ đó cứ đều đặn, lớp học của bà được mở cửa đều đặt từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần theo đúng lịch giảng dạy của nhà trường. Để thay đổi không khí, cứ vào thứ Sáu hàng tuần, bà lại trích một khoản lương hưu của mình mua bánh mì, bim bim, kẹo, thưởng cho các em.
Tiếng lành đồn xa, lớp học tình thương của bà từ 2 học sinh đã dần tăng lên 6 học sinh, 8 học sinh và nay là 18 em thường xuyên theo học, ở nhiều hoàn cảnh, độ tuổi khác nhau, trong đó có học sinh nhỏ nhất 15 tuổi và lớn nhất đã 37 tuổi.
Có nhiều em đã theo lớp được 15 năm, cô giáo cho nghỉ cũng không chịu nghỉ, khi đạt tới trình độ lớp 4, 5, chữ viết cũng rất sạch đẹp. Đến nay, sau 19 năm giảng dạy ở lớp học tình thương, bà Nam đã dạy dỗ hơn 60 em nhỏ khuyết tật, công tác giảng dạy hoàn toàn miễn phí.
Nói về trình độ của lớp học, bà bảo:
Sự kiên trì của bà đã được trả công xứng đáng bằng việc những đứa trẻ thiểu năng đã biết viết, biết đọc, có em học sinh bị liệt chân tay cũng đã biết viết. Chứng kiến học trò của mình đổi thay và nỗ lực sống tốt hàng ngày chính là động lực giúp bà Nam vượt qua mọi gian nan và gắn bó cả cuộc đời với lớp học tình thương của mình.