Theo TS Trương Tiến Tùng, khác với lần chọn ngành, trường tháng 4/2018, lần này thí sinh đã có đủ Thông tin (tham số), đặc biệt là có kết quả năng lực để giải bài toán tương lai.
Do đó các em cần tự tin, thông thái để có đáp số đúng về năng lực bản thân, đúng về nhu cầu của thị trường lao động. Và quan trọng là phù hợp với mình và gia đình.
Theo ông, thí sinh cần sử dụng các phương pháp phân tích để có kết quả tối ưu:
Thứ nhất, suy nghĩ vị trí việc làm (mức thu nhập, điều kiện làm việc) trong tương lai để chọn: Khối hành chính (các cơ quan sử dụng quỹ lương là nguồn ngân sách; Khối sản xuất, kinh doanh (Khu vực nhà nước, tư nhân, đầu tư nước ngoài ...) từ đó sẽ có ngành tướng ứng với vị trí việc làm (một vị trí có thể học nhiều ngành).
Thứ hai, căn cứ kết quả thi để xác định hướng chọn: Nghiên cứu hay ứng dụng (tốp trường nghiên cứu hay ứng dụng) từ đó chọn được danh sách các trường; Trong các trường cần so sánh về đảm bảo chất lượng (đã có công nhận chưa ...), học phí, học bổng; Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp (đây là các Thông tin công khai).
Thứ ba, xem ngành mình chọn và trường đã thực sự hợp hay chưa? Để ra quyết định cuối cùng (vì lần này điều kiện sửa sai sẽ rất khó khăn).