Giáo án tham khảo môn Ngữ văn

GD&TĐ - Cùng tham khảo mẫu giáo án môn Ngữ văn do Sở GD&ĐT Bình Thuận công bố.

Giáo án tham khảo môn Ngữ văn

 Bài: THẦY BÓI  XEM VOI

(Truyện ngụ ngôn)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

2. Kĩ năng:

3. Thái độ:

II. CHUẨN BỊ BÀI                                                                             

1. Giáo viên:

2. Học sinh:

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ:  

3. Giới thiệu bài mới : Viết lời dẫn nhập ngắn gọn sát với nội dung bài giảng.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG GHI BẢNG

Hoạt động 1:

PP đọc sáng tạo, vấn đáp

- HS nhắc lại khái niệm truyện ngụ ngôn.

- HS tìm hiểu chú thích.

- GV hướng dẫn đọc -> GV đọc mẫu -> HS đọc -> Lớp nhận xét.

- HS kể tóm tắt truyện theo trình tự sự việc.

Hoạt động 2:

- GV hỏi: Nhân vật trong truyện là những ai?

- GV hỏi: Các ông thầy bói xem voi ở đây đều có đặc điểm chung nào?

- GV hỏi: Các thầy bói nảy ra ý định xem voi trong hoàn cảnh nào?

- GV hỏi: Việc xem voi ở đây có dấu hiệu nào không bình thường? Có gì khác thường? Nhận xét ?

- GV hỏi: Thái độ biểu hiện của nhân dân đối với thầy bói xem voi?

(Giễu cợt, phê phán cách đánh giá của các thầy bói)

- GV hỏi: Sau khi tận tay sờ voi, các thầy bói đã lần lượt phán về voi như thế nào?

- GV hỏi: Niềm tin của các thầy bói về voi còn được diễn tả qua từng cảm giác cụ thể thế nào?

- GV hỏi: Trong nhận thức của từng thầy bói khi nói về voi có phần nào hợp lý không? Đâu là chỗ sai lầm trong nhận thức ấy? Vì sao?

- GV hỏi: Nhận xét thái độ của từng thầy? Thái độ đó biểu hiện qua lời nói nào của các thầy? Nguyên nhân dẫn đến nhận thức sai lầm đó?

- GV hỏi: Hậu quả của việc phán về voi của các thầy bói như thế nào?

- GV hỏi: Vì sao các thầy bói xô xát nhau? Tai hại của việc xô xát này là gì?

- GV hỏi: Thái độ của tác giả dân gian về sự tranh cãi của các thầy bói?

Hoạt động 3 Tổng kết.

- GV hỏi: Truyện có ngụ ý gì? Nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì?

- GV bình giảng: Cách xem voi của các thầy bói có điều không bình thường. Chỉ biết sờ một bộ phận để nói toàn bộ. Đó là một cách xem phiến diện, chủ quan.

+ Mượn chuyện các thầy bói xem voi, nhân dân muốn khuyên chúng ta: Muốn đánh giá một hiện tượng, một sự vật, sự việc... phải có cái nhìn toàn diện, đầy đủ, nhiều chiều; không nên đánh giá qua cái nhìn phiến diện, chủ quan sẽ dẫn đến cái nhìn cục bộ, lệch lạc, thiếu chính xác, sai lầm, nguy hiểm,...

- HS trả lời và đọc ghi nhớ.

Hoạt động 4: Luyện tập.

Kể một số ví dụ về nhận định, đánh giá sự vật hay con người sai lầm theo kiểu “thầy bói xem voi”.

I. Tìm hiểu chung:

1. Thể loại: ngụ ngôn

2.Từ khó:

3. Bố cục :

II. Phân tích văn bản

1. Các thầy bói xem voi:

- Đều mù, muốn biết hình thù con voi.

- Ế khách hàng, ngồi tán gẫu.

- Xem voi không nhìn bằng mắt, mà sờ bằng tay, mỗi thầy sờ vào một bộ phận, đoán cả hình thù con voi.

Þ Cách xem phiến diện, chủ quan.

- Giễu cợt, phê phán

2. Các thầy bói phán về voi:

- Như con đỉa, cái đòn càn, cái quạt thóc, cái cột đình, cái chổi sể cùn.

-> Xét từng bộ phận, sự so sánh có phần hợp lý.

-> Lấy bộ phận để khái quát lên toàn thể con voi là hết sức sai lầm.

- Hậu quả:

+ Nói không đầy đủ về hình thù con voi ® mỗi người chỉ biết một bộ phận ® Ai cũng xem chân lý thuôrc về mình.

+ Đánh nhau toác đầu, chảy máu

Þ Châm biếm sự hồ đồ, tiếng cười phê phán nhẹ nhàng mà sâu sắc

- Không nên chủ quan trong nhận thức mà phải dựa trên sự tìm hiểu toàn diện sự vật.

Þ Muốn đánh giá một hiện tượng, một sự vật, sự việc... phải có cái nhìn toàn diện, đầy đủ, nhiều chiều ® không nên đánh giá qua cái nhìn phiến diện, chủ quan, cục bộ, sẽ lệch lạc, thiếu chính xác, sai lầm, nguy hiểm,...

III. Tổng kết:

Ghi nhớ (SGK/103)

IV. Luyện tập:

4. Củng cố: Chỉ cần ghi củng cố vấn đề gì, không yêu cầu phải trình bày đầy đủ nội dung củng cố.

5. Dặn dò:  

RÚT KINH NGHIỆM:

Theo Sở GD&ĐT Bình Thuận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.