Loạt vũ khí thần kì phương Tây lộ nguyên hình

GD&TĐ -Chỉ huy Mỹ Brian Berletic cho biết, được gọi là vũ khí thần kỳ nhưng Javelin, HIMARS, JDAM, Patriot khó giành chiến thắng cho Kiev.

Ukraine vận hành hệ thống Ukraine.
Ukraine vận hành hệ thống Ukraine.

Brian Berletic, cựu chỉ huy Thủy quân lục chiến Mỹ và là nhà nghiên cứu, nhà văn địa chính trị độc lập, cho biết việc loạt vũ khí Mỹ cung cấp hoạt động kém hiệu quả và sự thất bại của xe tăng của Anh là điều có thể đoán trước trong cuộc chiến ủy nhiệm với Nga tại Ukraine.

Việc phá hủy xe tăng Challenger 2 đầu tiên của Anh tại Ukraine là một bằng chứng nữa cho thấy vũ khí thần kỳ của phương Tây sẽ không thể giành chiến thắng cho Kiev trong cuộc xung đột.

Hôm 6/9, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps xác nhận việc phá hủy một trong 14 xe tăng tặng cho Kiev sau khi quân đội Ukraine công bố đoạn video cho thấy chiếc xe bốc cháy gần Rabotino trên mặt trận Zaporozhye.

Cựu chỉ huy Brian Berletic nói rằng đây là lần đầu tiên xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) của Anh được sử dụng trong chiến đấu chống lại một đối thủ ngang tầm.

"Huyền thoại về sự bất khả chiến bại của Challenger 2 đã bị phá hủy dù Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh đã yêu cầu lực lượng Ukraine triển khai chúng một cách cẩn thận trong các cuộc xung đột với Nga.

Trước đó, 2 xe tăng Challenger 2 đã bị hư hại nghiêm trọng ở Iraq. Lớp giáp bị xuyên thủng. Kíp lái bị thương nặng. Và thông tin này đã được che đậy. Nhưng mãi sau này mới được tiết lộ trên các phương tiện truyền thông", Brian Berletic nói.

Chuyên gia này nói rằng bất chấp sự cường điệu của truyền thông, những vũ khí hạng nặng khác và xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây sẽ không giúp Kiev lật ngược tình thế trên chiến trường.

Vị chuyên gia này nói thêm rằng, chúng rất dễ bị tổn thương và sẽ dễ dàng đốt cháy như tất cả những vũ khí khác bị trúng đạn.

Một số lượng nhỏ phương tiện được cung cấp Kiev, bao gồm 85 xe tăng Leopard 2 MBT Đức sản xuất, 30 hoặc 40 xe tăng hạng nhẹ AMX-10RC của Pháp và 31 xe tăng MBT M1 Abrams của Mỹ vẫn chưa đến được chiến trường cho thấy NATO khó thực hiện cam kết của mình rằng sẽ vũ trang cho Ukraine cho đến khi xung đột kết thúc.

Berletic nhấn mạnh: "Điều đó nói lên sự tuyệt vọng của phương Tây và chính sách đối ngoại của họ liên quan đến cuộc chiến ủy nhiệm này mà họ đang tiến hành chống lại Nga và Ukraine.

Họ chỉ gửi 14 xe tăng Challenger 2. Vì vậy, ngay cả khi đó là một vũ khí kỳ diệu, thì chỉ có 14 xe tăng có thể làm được gì trên chiến trường? Con số đó không nhiều nhưng hóa ra chúng không phải là vũ khí kỳ diệu".

Trường hợp của tiêm kích F-16 cũng không phải là ngoại lệ, Berletic cho biết thêm. "Tại Mỹ và những thành viên NATO luôn ca ngợi F-16 là tiêm kích tầm trung số 1 nhưng chúng sẽ không thể làm được gì khi đối đầu với lực lượng Nga", Berletic thừa nhận.

Vị chuyên gia này cho rằng, chiến đấu cơ F-16 chưa phù hợp với Ukraine vào lúc này do Nga đang sở hữu năng lực phòng không quá mạnh.

"Điều kiện chiến trường chắc chắn sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng tình hình hiện nay không phù hợp để triển khai tiêm kích F-16", cựu chỉ huy Berletic cho biết.

Hiện nay, lực lượng Nga vẫn duy trì ưu thế áp đảo trên bầu trời so với lực lượng vũ trang Ukraine. "Lực lượng Nga vẫn có năng lực không quân và phòng không rất mạnh. Số lượng F-16 được cung cấp sẽ không thích ứng với những gì đang diễn ra, dù tình hình có thể thay đổi trong tương lai", ông nói.

Phương Tây cũng thừa nhận cán cân sức mạnh trên bầu trời Ukraine vẫn đang nghiêng về Nga. Ngay cả khi tiếp nhận tiêm kích F-16, Ukraine cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với Su-35S, MiG-31 có khả năng phát hiện và phóng tên lửa diệt mục tiêu từ khoảng cách xa hơn đáng kể so với F-16.

Clip Patriot Ukraine phóng đạn đánh chặn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ