Phương Tây đếm thiệt hại khi vũ khí bị hỏa thiêu

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Bất chấp những lô hàng viện trợ bao gồm các vũ khí tốt nhất của Mỹ và châu Âu, cuộc phản công của Ukraine vẫn không thu được kết quả đáng kể nào.

Danh tiếng của Rheinmetall bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi Leopard tham chiến tại Ukraine.
Danh tiếng của Rheinmetall bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi Leopard tham chiến tại Ukraine.

Những đoạn video và hình ảnh về cảnh phá hủy các thiết bị quân sự của Ukraine làm cho danh tiếng của các nhà sản xuất vũ khí phương Tây bị tổn hại nghiêm trọng trên thị trường vũ khí.

Ai sẽ giành được chiến thắng và ai có nguy cơ thua? Hãng RIA đã có bài viết chi tiết về vấn đề này.

Kỳ vọng quá cao

Hoá ra, những chiếc xe tăng Leopard 2 của tập đoàn Rheinmetall không phải là vũ khí thần kỳ. Theo truyền thông Đức, tập đoàn vũ khí Rheinmetall có thể gặp vấn đề trên thị trường quốc tế.

Sau khi nhận được những chiếc xe tăng Leopard vào đầu năm 2023, Kiev và các đồng minh đã kỳ vọng sẽ thay đổi chiến trường tương lai có lợi cho họ. Điều đó đã không xảy ra.

Hơn nữa, Rheinmetall đã tạo cảm giác là một đối tác không đáng tin cậy - đã hơn một lần tập đoàn bị chậm tiến độ và giao hàng chậm trễ. Hơn nữa, quân đội Nga đang đối phó thành công với những chiếc xe tăng Leopard.

Theo dữ liệu chính thức của Ukraine, kể từ tháng 6, hơn 10% tổng số xe tăng mà Kiev nhận được đã bị loại bỏ. Con số thực tế có lẽ còn cao hơn.

Cho đến cuối năm nay, 71 chiếc xe tăng sẽ được bàn giao cho Kiev. Đến nay, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã nhận được 54 chiếc, bao gồm cả những chiếc bị phá hủy.

Xe tăng Abrams có thể thay thế những chiếc Leopard bị hư hại. Giữa tháng 9, Ukraine có thể sẽ nhận 10 chiếc xe tăng M1 Abrams của Mỹ.

Tuy nhiên, các cố vấn phương Tây không khuyến nghị Kiev sử dụng chúng trong cuộc phản công, vì hóa ra những chiếc xe tăng tương tự của Đức rất dễ bị tổn thương trên chiến trường.

Theo The Wall Street Journal, tốc độ phá hủy vũ khí trên chiến trường Ukraine khiến không chỉ chính quyền Kiev mà cả các đồng minh của họ choáng váng.

Trong khi đó, người đứng đầu Rheinmetall Armin Papperger tuyên bố rằng, phương Tây chưa sẵn sàng cho các hoạt động quân sự ở Ukraine bằng vũ khí truyền thống. Mà kho dự trữ vũ khí truyền thống đang cạn kiệt nhanh chóng.

Để bù đắp kho đạn xe tăng phải mất ít nhất bảy năm. Ban lãnh đạo công ty Rheinmetall hy vọng rằng trong tương lai họ sẽ có thể sản xuất 800 xe tăng mới cho châu Âu.

Tuy nhiên, nếu nhu cầu về Leopard giảm do danh tiếng của xe tăng "bị hoen ố không thể cứu vãn", thì tập đoàn Rheinmetall sẽ phải đối mặt với tổn thất lớn.

Black Panther và Leopard

Đối với tổ hợp công nghiệp quân sự phương Tây, khu vực xung đột đã trở thành "bãi thử lý tưởng" và đấu trường cạnh tranh.

Ví dụ, xe tăng Leopard đang cạnh tranh với xe tăng Challenger 2 của Anh do BAE Systems Land & Armaments thiết kế và sản xuất.

Vào tháng 1, Anh cam kết hỗ trợ 28 chiếc xe tăng cho Kiev. Được biết, những xe tăng Challenger đang được sử dụng trong các trận chiến. Mới đây, một chiếc Challenger bị bắn cháy ở vùng Zaporozhye.

K2 Black Panther của Hàn Quốc có thể trở thành đối thủ nặng ký của các xe tăng phương Tây. Seoul không chuyển giao vũ khí sát thương cho Kiev, nhưng Ba Lan hiện có 28 chiếc Panther, vì thế không loại trừ khả năng những chiếc xe tăng này có thể xuất hiện trên lãnh thổ Ukraine.

Tổng cộng, Warsaw có kế hoạch mua 1.000 xe tăng của Hàn Quốc đến năm 2026. Trong quân đội Ba Lan, xe tăng Hàn Quốc sẽ thay thế hoàn toàn những chiếc Leopard được cung cấp cho Ukraine.

Trong khi đó, BAE Systems tìm cách thu được càng nhiều lợi ích từ cuộc xung đột càng tốt. Một chi nhánh của công ty hiện đang hoạt động tại Ukraine.

Giám đốc điều hành của Tập đoàn BAE Systems ông Charles Woodburn đã ký thỏa thuận hợp tác với Tổng thống Ukraine Zelensky về nội địa hóa sản xuất vũ khí, sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế.

Kiev kỳ vọng sẽ sản xuất các hệ thống pháo L119 và M777, cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP CV90.

Ngoài ra, người đứng đầu Rheinmetall cho biết công ty đã sẵn sàng bảo trì và lắp ráp xe tăng ở Ukraine. 12 nhân viên Ukraine đầu tiên đã được đào tạo tại Đức và trở về Ukraine.

Ông giải thích: "Điều đó có thể diễn ra rất nhanh chóng, bởi vì ở Ukraine có nhiều nhà máy sản xuất xe tăng được xây dựng dưới thời Liên Xô".

Đồng thời, các nhà phân tích của Politico cho rằng, tổ hợp công nghiệp quân sự EU muốn Ukraine thắng càng sớm càng tốt vì họ lo ngại bị hất cẳng ra khỏi thị trường của chính mình.

Bất chấp sự gia tăng sản xuất, EU không có khả năng duy trì hỗ trợ cho Ukraine khi cuộc xung đột kéo dài.

Ai được lợi?

Theo chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov: "Bất kỳ cuộc xung đột nào cũng là cơ hội để thị uy sức mạnh vũ khí".

Ông cho biết, kết quả không có lợi cho vũ khí nước ngoài: "Không có xe tăng nào có thể được gọi là pháo đài bất khả xâm phạm trên chiến trường.

Quảng cáo của phương Tây đã tạo ra ảo tưởng về một 'vũ khí thần kỳ' của kẻ chiến thắng. Nhưng, chiến dịch quân sự đặc biệt đã đặt mọi thứ vào đúng chỗ của nó".

Chuyên gia Leonkov cho biết thêm, những chiếc Leopard bị phá hủy là nguyên nhân khiến cổ phiếu Rheinmetall của Đức tụt mạnh.

Điều này có lợi cho các công ty Mỹ, sau này họ có thể mua lại toàn bộ hoặc một phần cổ phần với giá rẻ. Mỹ đang quảng cáo các khu công nghiệp của riêng mình để các doanh nghiệp châu Âu đổ vốn sang Mỹ.

Tuy nhiên, Black Panther của Hàn Quốc cũng nên bị đối xử với thái độ hoài nghi, chuyên gia Leonkov cho biết thêm.

"Xe tăng này có nhiều thiết bị điện tử. Có ý kiến ​​​​cho rằng, điều này mang lại ưu thế trên chiến trường. Nhưng có một sự tinh tế: xe tăng Black Panther chưa tham chiến trực tiếp.

Trên thao trường xe tăng có một số điều kiện nhất định, nhưng điều kiện thực chiến thì hoàn toàn khác hẳn!" - ông Leonkov nhấn mạnh.

Chuyên gia quân sự Vladimir Evseev, Trưởng ban tại Viện Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS), tin chắc rằng, hậu quả về mặt danh tiếng cho tổ hợp công nghiệp-quân sự phương Tây là khá nghiêm trọng.

"Trước hết, hậu quả này ảnh hưởng đến các nhà sản xuất vũ khí châu Âu, đặc biệt là các nhà sản xuất vũ khí của Đức. Có thể không ai muốn mua Leopard. Rất nhiều chiếc Leopard bị bắn cháy, và mọi người đều nhìn thấy điều đó", - nhà phân tích lưu ý.

Nếu nói về Mỹ, thì chuyên gia Evseev cho rằng, trong tình huống này họ có cơ hội cung cấp thêm nhiều vũ khí cho châu Âu.

Rất nhiều Leopard và Challenger bị phá hủy, kết quả là các doanh nghiệp quốc phòng chịu thiệt hại, và Washington có thể bán Abrams cho các đồng minh của mình. Như vậy, người hưởng lợi chính vẫn là tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ.

Clip tăng Challenger 2 bị Nga phá hủy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ