Mang bầu, mẹ nào cũng muốn con trong bụng phát triển khỏe mạnh. Đó là lý do có rất nhiều chị em bất chấp ăn uống thỏa thuê, không kiểm soát với quan điểm “ăn cho 2 người” mới đủ dinh dưỡng cho con.
Thực tế cho thấy, nhiều chuyên gia đã chứng minh rằng mẹ bầu tăng cân mất kiểm soát dẫn đến béo phì không những không tốt cho thai nhi mà còn khiến sức khỏe mẹ gặp nhiều bất lợi.
Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu nên có sự tăng cân hợp lý trong 9 tháng 10 ngày mang thai.
Sự tăng cân của thai phụ xuất phát từ trọng lượng của thai nhi, trọng lượng bánh nhau, nước ối và máu. Tùy theo cơ địa mỗi người trước khi mang bầu mà cân nặng sẽ có sự biến đổi khác nhau.
Việc ăn uống là nguyên nhân chính tác động đến sự tăng cân mất kiểm soát ở các mẹ bầu. Chị em nên bỏ ngay quan điểm “ăn cho cả 2 người” vì rất dễ khiến dinh dưỡng vào hết mẹ dẫn đến tình trạng béo phì mà con trong bụng đôi khi lại không nhận được nhiều dưỡng chất.
Hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chia nhỏ phần ăn ra thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa chỉ ăn một lượng vừa đủ.
Đồng thời mẹ cũng hãy hạn chế ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt, dầu mỡ, tích cực bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như thịt, cá, trứng, sữa, rau củ, trái cây sẽ giúp mẹ bầu cung cấp đủ dinh dưỡng cho con mà không lo tăng cân quá mức.
Dưới đây là những tác hại khôn lường thai nhi và thai phụ sẽ phải gánh chịu khi người mẹ bị béo phì trong thời gian bầu bí.
1. Mẹ dễ bị tiểu đường thai kỳ
Đây là căn bệnh đe dọa sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong giai bầu bí đó chính là tiểu đường thai kỳ.
Hiện nay, xu hướng đang càng ngày càng tăng cao gây nguy hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu mắc tiểu đường trong thai kỳ, bà bầu nên có sự theo dõi và thăm khám chặt chẽ từ bác sĩ, cố gắng cân bằng kết hợp vừa chăm sóc thai nhi vừa điều trị, chú ý đến những triệu chứng của bệnh để đảm bảo an toàn.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ phải đối diện với nhiều nguy cơ như con quá nặng cân dễ dẫn đến sang chấn sinh, tỉ lệ sinh mổ cao hơn, dễ bị băng huyết, viêm nhiễm, rối loạn tuần hoàn hô hấp hơn gấp nhiều lần so với các mẹ bình thường khác.
2. Tỉ lệ thai sinh non, chết non cao hơn
Một tác hại nguy hiểm cơn của việc mẹ bầu béo phì là con trong bụng có nguy cơ bị sinh non, chết non cao hơn rất nhiều. Nguyên nhân được các chuyên gia lý giải chính là vì béo phì làm chất lượng các phôi thai trở nên kém hơn cũng như thay đổi bất lợi nơi lạc nội mạc tử cung.
Ngoài ra, mẹ bầu béo phì con còn có thể bị chết lưu muộn (sau 32 tuần) do những tác động xấu của hormone cơ thể ảnh hưởng đến sự sống của bào thai.
3. Nguy cơ bất thường bẩm sinh cao hơn và khó phát hiện hơn
Các vấn đề dị tật dễ xảy ra với phụ nữ có cân nặng vượt chuẩn, tăng cân mất kiểm soát trong thời kỳ mang thai. Điều này cũng làm cho thai nhi phải đối diện với tình trạng dị tật ống thần kinh và những khiếm khuyết khác.
Bên cạnh đó, việc thăm khám, siêu âm để phát hiện bất thường nơi thai nhi sẽ gặp khó khăn hơn với các bà mẹ bị béo phì. Các bác sĩ sẽ không thể phát hiện ra những dị tật thường gặp qua việc chẩn đoán hình ảnh để can thiệp kịp thời.
4. Trẻ lớn lên dễ bị béo phì
Mẹ béo phì sẽ xảy ra 2 trường hợp. Một là dinh dưỡng vào hết mẹ mà không cung cấp đến con khiến thai nhi còi cọc ốm yếu.
Hai là thai nhi dễ ra đời với cân nặng vượt chuẩn (hơn 4 kg), điều này hoàn toàn không hề tốt cho con. Bé lớn lên dễ mắc phải các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bị bệnh tim mạch, chậm phát triển trí não, dư lượng mỡ thừa cũng như kém tăng trưởng về chiều cao.