Những bức ảnh hiếm có về thời hậu Chiến tranh thế giới thứ 2 sẽ khiến chúng ta phải xúc động dù nó có lột tả khoảng khắc chiến thắng vẻ vang hay thất bại nhục nhã của các bên. Ảnh: Tướng Đức Anton Dostler bị kết án vì phạm tội ác chiến tranh và đang chuẩn bị bị hành quyết. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những binh sỹ Liên Xô chiến thắng hạ thấp những lá cờ của các lực lượng Phát xít Đức đã bị họ đánh bại trong cuộc Duyệt binh chiến thắng ở Quảng Trường Đỏ. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những tù binh Mỹ bị Nhật bắt giữ được tìm thấy trong trạng thái suy dinh dưỡng nặng vào 11/9/1945 Nguồn ảnh: Theatlantic.
Chiến sĩ Hồng quân chiến thắng trên đường trở về Moscow. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những binh sỹ Liên Xô đứng chụp hình kỷ niệm bên cạnh biểu tượng của Berlin, cánh cổng Brandenburg. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tòa án quốc tế tại Nuremberg được diễn ra năm 1946 để xét xử những tội ác chiến tranh xảy ra ở mặt trận châu Âu. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Quang cảnh hoang tàn của thành phố Hirosima 1 tuần sau khi bị quả bom nguyên tử của Mỹ san phẳng. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Ông Jinpe Teravama, người may mắn sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử ở Hirosima với những vết bỏng chi chít trên người. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những người dân Nhật Bản mất nhà cửa sau các cuộc oanh tạc của quân đội Đồng minh đã phải dựng nhà ở tạm trong những chiếc xe bus cũ. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tình yêu giữa một người lính Mỹ và một cô gái Nhật. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tướng Pháp Charles de Gaulle trong những ngày thắng đầu tiên sau khi nước Pháp được hoàn toàn giải phóng. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Đoàn tàu chở những người lính Mỹ thắng trận trở từ Châu Âu về nhà. Những người đồng đội của họ ở mặt trận Thái Bình Dương vẫn còn phải chiến đấu thêm 4 tháng nữa tới khi quân Nhật đầu hàng. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Binh lính Anh phá hủy một trại tập trung của Đức quốc xã vào ngày 21/5/1945. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tòa án quốc tế tổ chức tại Tokyo năm 1947 với 28 cựu sỹ quan và dân thường Nhật Bản bị kết án vi phạm tội ác chiến tranh, 7 người chị án tử hình bằng hình thức treo cổ, số còn lại phải chịu án tù dài hạn. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Quân đội Mỹ treo cổ Bác sỹ người Đức Klaus Karl Schilling vào ngày 28/5/1946 với cáo buộc ông này đã thí nghiệm thuốc sốt rét trên 1.500 tù nhân và khiến khoảng 1/3 trong số họ bị thiệt mạng. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những tù binh Do Thái trong các trại tập trung dương cao ngọn cờ Israel sau khi họ được giải phóng. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Người lính cuối cùng trong Chiến tranh thế giới thứ 2 đầu hàng là ông Hiroo Onoda. Ông được cử đi làm nhiệm vụ do thám quân địch ở đảo Lubang, Phillipin.
Do ở sâu trong rừng già và bị cắt hoàn toàn thông tin liên lạc với bên ngoài nên ông không biết chiến tranh đã kết thúc, mãi tới năm 1974 khi người ta phải đưa sỹ quan chỉ huy cũ của ông ra kêu gọi đầu hàng ông mới chịu buông súng. Nguồn ảnh: Theatlantic.