Loài vật có chất cực độc có thể đoạt mạng 18 con chim cùng lúc

GD&TĐ - Loài cuốn chiếu Apheloria polychroma với màu sắc sặc sỡ có đủ chất độc cyanua để giết chết 18 con chim trưởng thành một lúc.

Loài vật có chất cực độc có thể đoạt mạng 18 con chim cùng lúc

Paul Marek, nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Virginia, Mỹ, phát hiện loài cuốn chiếu Apheloria polychroma mới có nhiều màu sắc nhất thế giới tại phía tây nam dãy núi Cumberland, Virginia. Marek công bố phát hiện của mình trên tạp chí Zootaxa

Apheloria polychroma thường có cơ thể màu đen với nhiều vết lốm đốm màu sắc khác nhau. Chân của chúng có màu đỏ hoặc vàng. Tuy nhiên, vẻ bề ngoài sặc sỡ của sinh vật này không phải chỉ để làm cảnh, đây là dấu hiệu cảnh báo cho bất kỳ kẻ thù tiềm tàng nào.

Nguyên nhân là do Apheloria polychroma chứa đủ lượng hydrogen cyanide (HCN) trong cơ thể để giết chết 18 con chim có kích cỡ bằng chim bồ câu. Chất độc này được lưu trữ trong một số tuyến đặc biệt, có thể tiết ra lớp vỏ bên ngoài nếu con cuốn chiếu cảm thấy bị đe dọa.

Việc sử dụng hợp chất cyanua và các hóa chất khác thực sự là một cơ chế phòng thủ khá phổ biến của những con cuốn chiếu. Một số loài cuốn chiếu chỉ tiết ra chất độc khi bị tấn công, trong khi một số loài khác chủ động phun chất độc vào kẻ săn mồi.

Nghiên cứu mới cũng phát hiện ra rằng nhiều loài cuốn chiếu có thể đã tiến hóa để mang màu sắc giống như Apheloria polychroma, khiến cho động vật ăn thịt tránh xa chúng.

Cuốn chiếu đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Chúng ăn thực vật thối rữa và bài tiết các chất dinh dưỡng không cần đến. Phân của cuốn chiếu sau đó trở thành thức ăn cho vô số vi sinh vật, nấm và thực vật.

Theo VnExpress/International Business

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.