Những sát thủ âm thầm thời Chiến tranh Lạnh

GD&TĐ - Dưới bề mặt tưởng như bình lặng, Chiến tranh lạnh thực ra không hề lạnh lẽo. Những kẻ chơi then chốt đều tiến hành những chiến dịch tình báo bí mật và những phi vụ đặc biệt. Trong tình thế đó, những kẻ ám sát nở rộ như nấm mọc sau mưa. Mỗi người đều có thể là kẻ tình nghi, không một ai an toàn.

Những sát thủ âm thầm thời Chiến tranh Lạnh

Súng phun… thuốc độc

Năm 1950, một sinh viên Ukraine 19 tuổi tên là Bohdan Stashynsky đã bị bắt vì đi lậu vé tàu. Các nhà chức trách địa phương đã trao Stashynsky cho KGB. Stashynsky được huấn luyện, sau đó thâm nhập nhiều năm vào mạng lưới những kẻ chống lại chính quyền cộng sản và chiếm được trọn vẹn niềm tin của KGB. Đó cũng là lúc Stashynsky được giao vũ khí.

Đó là một ống nhôm nhỏ hình trụ có thể xịt ra chất lỏng cyanide. Nếu chất lỏng này phun trúng mặt hay ngực của ai đó, mạch máu của nạn nhân sẽ nhanh chóng bị co thắt khiến máu không lên não, gây nên cái chết gần như tức thời. Tuy nhiên, chỉ sau 5 phút, mạch máu nạn nhân sẽ trở lại bình thường nên không để lại dấu vết nào của chất kịch độc này. Stashynsky đã thử nghiệm vũ khí này trên một con chó trong cánh rừng ngoại ô Karrlshorst.

Năm 1957, Stashynsky đã tới Munich và ám sát một người Ukraine tên là Lev Rebet bằng vũ khí này. Hai năm sau, anh ta ám sát nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc Stepan Bandera cũng cùng một cách. Trước mỗi lần hành sự, Stashynsky đều uống thuốc giải độc đối với cyanide. Cả hai cái chết đều được các nhà chức trách kết luận có nguyên nhân do trụy tim.

Nguyên nhân thực sự của những cái chết này có thể không bao giờ được phát giác nếu Stashynsky không yêu một người phụ nữ Đông Đức. Khi KGB phát hiện mối quan hệ này, họ đã buộc hai người phải chia tay. Chỉ đến khi con trai của Stashynsky chết, KGB mới cho phép Stashynski tới dự đám tang ở Đức. Đó cũng là lúc cơ quan tình báo này tiết lộ bí mật của Stashynsky cho Tây Đức và Stashynsky cũng buộc phải thú nhận những hành động của mình.

William Bechtel

Trong một cuốn sổ nhật ký mà cảnh sát Thụy Sĩ tìm được, William Bechtel đã viết: “Ta có thể bẻ gãy cổ một người đàn ông nhanh chóng đến nỗi anh ta không kịp kêu cứu. Ta biết cách giết người. Nhưng trông ta thật vô hại”. Vốn được đào tạo trong đội ngũ lê dương Pháp, những kỹ năng sát thủ này khiến Bechtel trở thành một sát thủ hoàn hảo cho tổ chức “Bàn tay Đỏ” – một tổ chức của cơ quan tình báo SDECE khét tiếng với những hành động triệt hạ các lãnh đạo độc lập chống Pháp ở châu Phi.

Một trong những nạn nhân là nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa Cameroon Felix Roland-Moumie. Năm 1960, Bechtel tự giới thiệu với Moumie là một nhà báo và mời ông dự bữa tối ở Geneva. Theo kế hoạch, một kẻ đồng lõa đã đánh lạc hướng Moumie bằng một cuộc điện thoại. Nhân cơ hội đó, Bechtel nhanh chóng thả một liều thuốc độc chết người Thallium vào ly rượu khai vị của Moumie. Lượng thuốc đã được tính kỹ, đủ để giết chết Moumie sau khi ông lên máy bay tới Guinea vào sáng sớm hôm sau. Các nhà chức trách địa phương đã không phát hiện ra lượng thuốc độc trong cơ thể Moumie.

Tuy nhiên, kế hoạch đã tan thành mây khói khi Moumie đặt ly rượu khai vị sang một bên để nhấm nháp ly vang. Bechtel nhanh chóng thả thêm một liều thuốc độc vào ly vang, và sau đó, Moumie đã uống cả hai loại rượu, với lượng độc dược gấp đôi. Moumie chết gần như tức khắc và tất nhiên các nhà chức trách Thụy Sĩ đã liên kết cái chết này với Bechtel. Tuy nhiên, do được chính phủ Pháp bảo vệ, Bechtel không bao giờ bị kết án và chết vào năm 1980. Sau này, SDECE đã tiết lộ thông tin về vụ ám sát này.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Từ vũ điệu chia xa…

GD&TĐ - Mark Twain từng phát biểu “Nỗi sợ cái chết đến từ nỗi sợ cuộc sống. Người sống được hết mình luôn sẵn sàng chết bất cứ lúc nào”.
Ảnh minh họa: ITN

Muối ăn - con dao hai lưỡi?

GD&TĐ - Ăn chay hay ăn mặn, muối đều có trong đó. Tuy cần thiết, nhưng muối ăn vẫn là “con dao 2 lưỡi” vì việc thiếu hoặc thừa đều gây tác hại cho sức khỏe.