Hạt nhục đậu khấu
Nếu dùng hạt này để uống rượu nóng đánh trứng thì tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu cho quá nhiều hạt nhục đậu khấu vào rượu nóng đánh trứng có thể dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Loại gia vị này có chứa chất myristicin gây ảo giác đối với con người. Không những thế, hạt nhục đậu khấu còn gây nôn mửa, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau đầu. Tác dụng phụ của chất này có thể kéo dài vài ngày và đã có trường hợp tử vong.
Hạt nhục đậu khấu là thực phẩm có thể gây ảo giác. Ảnh minh họa
Hạt táo
Ăn một quả táo mỗi ngày, bạn sẽ không phải đi gặp bác sĩ. Tuy nhiên, nếu như ăn phải hạt táo, bạn sẽ phải gọi bác sĩ ngay lập tức. Hạt táo có chứa chất amygdalin, chất này sẽ chuyển hóa thành hydrogen cyanide, dẫn tới nôn mửa, chóng mặt khi ăn ít và suy thận, hôn mê khi hấp thu một lượng lớn. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì cơ thể có thể xử lý một lượng nhỏ. Điều này tương tự với những loại quả: mận, đào, anh đào, lê và mơ.
Củ hoa thủy tiên
Tổ chức sức khỏe Cộng đồng Anh vừa gửi thư cảnh báo tới những cửa hàng lớn yêu cầu để củ hoa thủy tiên xa những sản phẩm khác bởi khó có thể phân biệt củ hoa thủy tiên với củ hành hoặc những thực vật phổ biến của Trung Quốc. Nguyên nhân khiến Tổ chức sức khỏe Cộng đồng Anh quan tâm đến vấn đề này là vì cây thủy tiên vàng có chứa chất độc có thể khiến con người bị nôn mửa.
Khoai tây màu xanh
Khoai tây rất tốt cho sức khỏe, ngon và dễ chế biến thành món ăn yêu thích đối với nhiều người. Tuy nhiên, hãy coi chừng khi khoai tây trong nhà bếp bắt đầu chuyển sang màu xanh. Khi khoai tây ở trạng thái này có chứa chất solanine, chất này dẫn tới cảm giác khó chịu trong hệ tiêu hóa, khiến con người bị ảo giác, tê liệt và có thể dẫn tới tử vong.
Cây diệm mạch
Được xem như một loại “siêu thực phẩm”, cây diệm mạch ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây.Tuy nhiên, có một điều mà tất cả chúng ta đều quên là nên rửa sạch hạt diệm mạch trước khi dùng. Nếu quên bước này, hạt diệm mạch có thể khiến bạn mắc bệnh bởi chúng được bao phủ chất saponins, chất này gây phản ứng đối với một số người. Tác dụng phụ của hạt diệm mạch là khiến hệ tiêu hóa đau và khó chịu.
Lá cây đại hoàng
Cây đại hoàng cũng là thực phẩm gây co giật nếu ăn phải lá. Ảnh minh họa
Thân của loại rau này được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn bao gồm cả bánh nướng nhân đại hoàng. Trong khi rất nhiều người dùng hết cả cây đại hoàng để chế biến mà không biết rằng, lá đại hoàng có chứa chất oxalate. Chỉ cần ăn phải một ít lá có thể dẫn đến chứng co giật nghiêm trọng, gặp vấn đề về hô hấp, suy thận, hôn mê và một số rất ít trường hợp đã tử vong.
Quả hạnh nhân đắng
Có hàng trăm loại hạnh nhân với các vị khác nhau: ngọt, hơi đắng và đắng. Loại hạnh nhân ngọt rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên loại hạnh nhân đắng có thể chứa chất cyanide- khiến quả có vị không béo ngậy và đôi khi dẫn tới tử vong. Chỉ cần ăn một nhúm nhỏ có thể dẫn tới bệnh co thắt dạ dày, buồn nôn, chóng mặt.
Đậu lima
Đậu lima chứa rất nhiều chất xơ, tuy nhiên loại đậu này cũng có thể khiến cơ thể mắc bệnh nếu không được chế biến đúng cách. Một hạt đậu lima sống có chứa chất limarin, chất này chuyển hóa thành cyanide trong cơ thể, có thể dẫn tới nguy cơ tử vong nếu ăn một lượng lớn. Đậu Lima chỉ an toàn đối với cơ thể khi đã được nấu chín, vì thế hãy đun ít nhất 10 phút trước khi chế biến đậu thành bất cứ món ăn nào.
Đậu tây
Cũng giống như đậu lima, đậu thận hay còn gọi là đậu tây, đậu kidney không được ăn khi chưa nấu chín. Đậu thận sống chứa chất độc phytohaemagglutinin, nhẹ thì khiến dạ dày khó chịu, nặng thì gây ngộ độc thực phẩm. Để đảm bảo một bữa ăn ngon miệng và an toàn, bạn nên luộc sôi đậu 10 phút trước khi chế biến. Nếu bạn đang dùng nồi nấu điện để làm chín thức ăn ở nhiệt độ thấp, đậu sẽ độc gấp 5 lần. Nếu bạn lo lắng về cách chế biến, hãy dùng những loại đậu đóng hộp sẵn.
Chất độc có trong hạt điều
Theo báo Sức Khỏe & Đời sống, hạt điều thô chứa urushiol - một độc tố, khi ăn hạt điều có chứa chất độc với số lượng lớn có thể gây tử vong. Khi mua hạt điều, bạn cần chú ý xem hạt điều đã được hấp lên hay chưa. Bạn chỉ mua và dùng làm thực phẩm hạt điều thô đã được xử lý bằng cách hấp lên.
Ớt cũng có độc
Quả ớt chứa trong lớp vỏ của nó chất capsaicin, là một chất gây cảm giác cay và nóng khiến cho bạn có cảm giác ngon khi ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, cơ thể bạn sẽ không chịu nổi, tê liệt vị giác và có thể nguy hiểm đến tính mạng nữa. Vì vậy bạn không nên ăn nhiều ớt.
Độc tố trong củ cải trắng
Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do đó, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.
Củ cải trắng cũng không nằm ngoài danh sách các loại thực phẩm chứa chất độc. Ảnh minh họa
Sắn cũng có chất xyanua
Trong sắn có chứa chất độc xyanua. Khi luộc, nhất là luộc với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc. Cách tốt nhất để loại bỏ chất xyanua trong sắn là lột vỏ, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.
Chất độc trong măng
Xyanua là chất gây độc trong măng. Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước. Nhưng đối với măng chua, trong quá trình ngâm, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính. Do đó, khi chế biến măng, bạn nên làm theo kinh nghiệm dân gian là rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 - 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.