Loài sinh vật kỳ lạ có thể sống sót không cần oxy

GD&TĐ - Điều gì cung cấp năng lượng cho loài sinh vật siêu nhỏ thay vì oxy vẫn còn là một bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn chưa khám phá được. 

Henneguya salminicola - một loại ký sinh trùng sống bên trong cá hồi và "đánh cắp các chất dinh dưỡng có sẵn thay vì tiêu thụ oxy trực tiếp", có một siêu năng lực khá độc đáo đó là có thể tồn tại mà không cần oxy.

Khi kiểm tra Henneguya salminicola, các nhà nghiên cứu nhận thấy một điều thực sự kỳ lạ: ký sinh trùng cực nhỏ dường như không có bộ gen ty thể. Ty thể, thường được gọi là "cơ sở năng lượng của tế bào", là bào quan dựa vào oxy để sản xuất năng lượng. 

Ban đầu, các nhà khoa học tại Đại học Tel Aviv nghĩ rằng đó là một sai lầm, vì vậy họ đã tiến hành phân tích lại và xác nhận rằng ký sinh trùng không hề có bộ gen ty thể, nghĩa là nó không tạo ra năng lượng như tất cả các loài động vật khác đã biết. 

Mặc dù các sinh vật đơn bào khác như amip và nấm, cũng đã phát triển khả năng sống sót trong môi trường yếm khí, nhưng không có loài động vật nào như Henneguya salminicola đủ tiêu chuẩn là một sinh vật mặc dù có ít hơn 10 tế bào.

Loài sinh vật độc đáo sống không cần oxy. ảnh 1

Loài sinh vật độc đáo sống không cần oxy.

“Người ta thường cho rằng trong quá trình tiến hóa, các sinh vật ngày càng trở nên phức tạp hơn và các sinh vật đơn bào hoặc ít tế bào đơn giản là tổ tiên của các sinh vật phức tạp”, GS Dorothee Huchon, một trong những tác giả của một nghiên cứu về Henneguya đã viết. 

Nhưng ở đây, ngay trước mắt chúng ta, là một loài động vật có quá trình tiến hóa ngược lại. Sống trong môi trường không có oxy, nó đã loại bỏ các gen không cần thiết chịu trách nhiệm cho quá trình hô hấp hiếu khí và trở thành một sinh vật thậm chí còn đơn giản hơn.

Có quan hệ họ hàng xa với sứa, loại ký sinh trùng giống nòng nọc này hình thành các nang nhỏ màu trắng trong thịt cá hồi. Các nhà nghiên cứu cho biết có thể nó không gây hại cho cá và không lây nhiễm cho người.

Người ta tin rằng môi trường này là một trong những nguyên nhân có thể xảy ra khiến ty thể của nó biến mất. Cơ cá được biết đến là một môi trường ít oxy, vì vậy Henneguya salminicola có thể đã thích nghi đơn giản để tạo ra năng lượng của nó theo một cách nào đó.

Điều gì chính xác cung cấp năng lượng cho ký sinh trùng siêu nhỏ thay vì oxy vẫn còn là một bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn chưa khám phá được. 

Mặc dù hình ảnh hiển vi cho thấy các bào quan liên quan đến ty thể vẫn giữ được một số đặc điểm vật lý của cơ quan ban đầu, chúng thiếu tất cả các thông tin di truyền liên quan bình thường, điều này cho thấy rằng ký sinh trùng không còn khả năng hô hấp hiếu khí tiêu chuẩn.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng Henneguya salminicola bằng cách nào đó có thể đang hút năng lượng từ các tế bào cá hồi xung quanh, những người khác nói rằng nó có thể có khả năng thở không cần oxy. Cũng có một số người trong cộng đồng khoa học tranh cãi về việc sinh vật này có thể sống cả đời mà không có oxy. 

Bất chấp những tranh cãi xung quanh khả năng sống sót của ký sinh trùng mà không cần oxy, không thể phủ nhận rằng phát hiện của nó đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về sự tiến hóa.

Các nhà nghiên cứu lưu ý: “Điều đó khẳng định rằng sự thích nghi với môi trường kỵ khí không chỉ có ở sinh vật nhân thực đơn bào mà còn tiến hóa ở động vật đa bào, ký sinh,” các nhà nghiên cứu lưu ý.

Cá nóc chứa nhiều dưỡng chất để sản xuất thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng từ cá nóc

GD&TĐ - Syrup từ cá nóc dùng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, viên nang giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ rối loạn chuyển hóa lipid máu...
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.