Loài nhện tiêu thụ 800 triệu tấn "thực phẩm" mỗi năm

Nhện là một sinh vật không lạ lẫm với con người. Nhưng ít ai nghĩ rằng chỉ 25 triệu tấn nhện trên thế giới lại có thể ngốn từ 400 - 800 triệu tấn thức ăn hàng năm!

Loài nhện tiêu thụ 800 triệu tấn "thực phẩm" mỗi năm
Loai nhen tieu thu 800 trieu tan

Bản nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí Khoa học Tự nhiên, cho thấy lượng thức ăn mà những sinh vật nhiều chân này tiêu thụ hàng năm có thể đứng ngang hàng được với con số mà con người tiêu thụ trên toàn cầu. Con số này lớn hơn cả mức mà các loài cá voi ăn hết mỗi năm, từ 280 - 500 triệu tấn, trên các đại dương.

Nhà sinh vật học Martin Nyffeler, thuộc ĐH Basel (Thụy Sỹ) và nhà sinh thái học Klaus Birkhofer, thuộc ĐH Công nghệ Brandenburg (Đức), ghi nhận thêm trong bản nghiên cứu của họ: "Để so sánh, lượng thức ăn hàng năm mà các loài chim biển tiêu thụ chỉ khoảng 70 triệu tấn".

Trong ngành các loài động vật chân đốt, nhện là một bộ cực kỳ thành công và có mặt ở khắp mọi nơi. Ta có thể tìm thấy những sinh vật 8 chân từ hoang mạc cho đến các vùng đồng cỏ, từ rừng rậm cho đến các lãnh nguyên vùng cực. Tính tới hiện tại, có hơn 45.000 loài nhện đã được định danh. Các nhà khoa học ước tính trung bình cứ mỗi mét vuông đất lại có 131 con nhện. Đặc biệt có một số nơi mật độ đó lên đến hàng ngàn con riêng lẻ (những chiếc nệm chúng ta ngủ cũng thường hay có nhện).

Trừ một số trường hợp rất đặc biệt, nhện là bộ "ăn mặn". Tuy vậy rất khó để quan sát được hết cách săn mồi của chúng vì nhện hay kiếm ăn về đêm hoặc ở các ngóc ngách, kẽ nứt tường vách... Do đó, để có được con số 400 - 800 triệu tấn trên, hai nhà sinh vật học buộc phải áp dụng phương pháp bình quân khối lượng.

Loai nhen tieu thu 800 trieu tan

Nghiên cứu cho rằng mỗi ngày một chú nhện cần bổ sung lượng thức ăn bằng 10% khối lượng cơ thể chúng

Trước hết, 2 nhà nghiên cứu cần phải ước lượng tổng số nhện trên toàn cầu... nặng bao nhiêu tấn. Đầu tiên, họ tổng hợp các con số sinh khối đã được công bố về nhện từ các khu rừng nhiệt đới, rừng ôn đới, vùng đồng cỏ nhiệt đới, vùng đồng cỏ ôn đới, các bụi cỏ, đất canh tác nông nghiệp, bán hoang mạc và hoang mạc... cho tới tận Bắc Cực. Kế đến, họ dùng dữ liệu bản đồ vệ tinh để truy ra diện tích của từng vùng, rồi nhân với các con số sinh khối trên. Kết quả, bộ đôi trên đưa ra con số 25 triệu tấn nhện toàn cầu!

Nhưng làm sao để biết 25 triệu tấn nhện sẽ tiêu thụ hết bao nhiêu tấn thức ăn? Đến đây, họ có 2 phương pháp. Phương pháp đầu là cách đơn giản nhất - họ suy luận dựa trên bình quân khối lượng thức ăn mà các con nhện cần có. Với hầu hết các loài nhện, họ ước lượng một con nhện sẽ cần bổ sung lượng thức ăn bằng 10% khối lượng cơ thể chúng mỗi ngày. Ví dụ cứ 1 gram "nhện" sẽ cần 0,1 gram thức ăn/ngày. Riêng với các loài nhện hoang mạc, nơi điều kiện sinh sống khó khăn, tỷ lệ này giảm xuống còn 1 - 4% khối lượng cơ thể chúng/ngày. Bằng cách đơn giản này, họ luận ra 25 triệu tấn nhện sẽ cần đến 460 - 700 triệu tấn thức ăn/năm.

Phương pháp sau là cách tương đối phức tạp hơn nhưng có độ tin cậy cao hơn. Họ ngoại suy các dữ liệu lấy từ thực tế bằng cách... đếm trực tiếp số lượng con vật mà các chú nhện đã ăn. Theo cách này, họ đưa ra một đáp án "rộng" hơn phương pháp trước, từ 435 - 887 triệu tấn thức ăn/năm.

Loai nhen tieu thu 800 trieu tan

Côn trùng là thức ăn chính của nhện

Cũng theo phương pháp sau, côn trùng và các loài bộ đuôi bật (Collembola) chiếm tới 90% mẫu thực đơn của các chú nhện. Nhưng chi tiết đáng "rùng mình" nằm ở phần còn lại. Các loài nhện ăn cả... giun, một số động vật có xương sống cỡ nhỏ như chim, chuột và thậm chí là rắn! Nơi mà nhện kiếm ăn được nhiều nhất là các khu rừng và vùng đồng cỏ, chiếm tới 95% tổng lượng thức ăn. Lý giải cho điều này, bản nghiên cứu cho biết khu vực này có rất nhiều chỗ để ẩn nấp và những sinh vật 8 chân ít bị "làm phiền" hơn các khu vực sống khác. Riêng các vùng đất do con người kiểm soát và canh tác, nhện gặp nhiều thách thức do hoạt động nông nghiệp lẫn việc sử dụng thuốc trừ sâu.

Lẽ tất nhiên, các con số mà chúng ta có ở đây chỉ là ước chừng. Tác giả nghiên cứu, Nyffeler, cho biết có rất nhiều biến số được dùng trong báo cáo. Lấy ví dụ, làm sao có thể luận ra được 25 triệu tấn nhện là tương ứng với bao nhiêu con nhện? Chưa kể là vấn đề thành thục về tuổi tác giữa các con nhện, những con non và con trưởng thành có mức tiêu thụ thức ăn khác nhau. Một nhà nghiên cứu động vật chân đốt người Anh hồi 1947 từng ước đoán, chỉ riêng tại Anh và xứ Wales đã có đến 2,2 ngàn tỷ con nhện.

Bản nghiên cứu của Nyeffeler và Birkhofer cũng đưa ra một nhận xét rằng, chỉ có một bộ chân đốt khác có thể cạnh tranh được với bộ nhện tính trên mặt cân nặng, gram vs. gram, là bộ kiến. Song các loài kiến không thuần túy chỉ "ăn mặn" nên sự ảnh hưởng với các loài khác của kiến không cao. Còn nhện ngược lại, theo các nhà nghiên cứu, đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái, do nhện tiêu diệt bớt các loài côn trùng khác, đặc biệt là các loài dịch hại.

Loai nhen tieu thu 800 trieu tan

Tuy nhìn "gớm", nhưng nhện có vai trò rất quan trọng trong cân bằng sinh thái, đặc biệt để đối phó các côn trùng có hại

"Các con số này nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhện săn mồi trong các điều kiện tự nhiên và bán tự nhiên, đi song hành cùng với các vector vật hại và dịch hại sản sinh trong rừng và các vùng đồng cỏ. Chúng tôi hy vọng rằng những ước tính này và tầm quan trọng của chúng sẽ nâng tầm nhận thức của cộng đồng cũng như sự cảm kích đối với vai trò trên toàn cầu của loài nhện trong chuỗi mắt xích thức ăn của động vật toàn thế giới".

Theo VnReview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.