Theo bản báo cáo này, tính đến đầu năm 2014, chín quốc gia bao gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và CHDCND Triều Tiên sở hữu khoảng 4.000 đơn vị vũ khí hạt nhân trong tình trạng sẵn sàng hoạt động.
So với đầu năm 2013, số vũ khí hạt nhân mà các quốc gia sở hữu đã tăng thêm 16.300 đơn vị vũ khí.
Bản báo cáo chú ý, trong năm năm qua, tốc độ giảm số kho vũ khí hạt nhân chậm và quá trình hiện đại hóa số vũ khí này vẫn diễn ra đều.
Số kho vũ khí hạt nhân giảm dần chủ yếu là bởi Nga và Mỹ- hai nước sở hữu tới 93% số vũ khí hạt nhân toàn thế giới- đều cùng nhau loại bỏ dần vũ khí hạt nhân theo các điều khoản của Hiệp ước về các biện pháp cắt giảm hơn và hạn chế số vũ khí tiến công chiến lược (hay còn gọi là hiệp ước START mới).
Cùng lúc đó, năm quốc gia được thừa nhận sở hữu hợp pháp vũ khí hạt nhân là Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ đều đang triển khai các hệ thống mang chở vũ khí hạt nhân mới, hoặc thông báo các chương trình mới.
Ấn Độ và Pakistan tiếp tục phát triển các hệ thống mới có khả năng mang chở vũ khí hạt nhân, đồng thời mở rộng các khả năng sản xuất nguyên liệu phân tách cho các mục đích quân sự.
Đáng chú ý, các chuyên gia đều nhất trí rằng CHDCND Triều Tiên đã sản xuất được một số lượng nhỏ các loại vũ khí hạt nhân. Theo tính toán, quốc gia Đông Bắc Á này sở hữu từ sáu đến tám đơn vị vũ khí hạt nhân.
Một số chuyên gia nói rằng CHDCND Triều Tiên có thể đang đẩy mạnh quá trình sản xuất đầu đạn hạt nhân nhỏ vừa với tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, trong bản báo cáo, SIPRI cho hay hiện chưa có bằng chứng công khai nào chứng minh giả thuyết này.