Loại "lương dược" rẻ tiền phòng ung thư, mỡ máu, táo bón: Tiếc rằng bạn chưa biết tận dụng

GD&TĐ - Cà tím là thực phẩm bình dân, phổ biến và dễ ăn uống. Nhưng nhiều người chưa quan tâm đến các tác dụng tuyệt vời của nó. Đã đến lúc bạn nên bổ sung món ăn này lên mâm cơm gia đình.

Loại "lương dược" rẻ tiền phòng ung thư, mỡ máu, táo bón: Tiếc rằng bạn chưa biết tận dụng

Theo kênh Bác sĩ Gia đình Trung Quốc, các bác sĩ cho rằng cà tím là một “lương dược” vì không chỉ có thể phòng ngừa ung thư mà còn có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn và điều trị ít nhất 3 bệnh nguy hiểm khác. Đây cũng là lý do càng ngày càng có nhiều người bổ sung thêm cà tím trong các bữa ăn hàng ngày.

Như chúng ta đều biết, cà tím là thực phẩm phổ biến, vị nhạt tính ngọt hương vị thơm ngon đậm đà. Chính vì vậy mà cà luôn được xem là món rau quả chính trong bữa ăn của nhiều gia đình, dinh dưỡng phong phú, dễ dàng chế biến, chỉ cần thêm ít gia vị là món ăn sẽ trở nên vô cùng đặc biệt.

Ngày nay, theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, cà tím có chứa các chất dinh dưỡng đặc biệt có khả năng kiểm soát tốt một số bệnh thông thường. 

Sau đây là những tác dụng hỗ trợ điều trị 4 loại bệnh của cà tím mà các bác sĩ muốn bạn nên tham khảo để bổ sung món ăn này vào bữa ăn của mình thường xuyên hơn.

1. Bệnh cholesterol cao

Trong chất xơ có trong cà tím chứa một hoạt chất đặc biệt có thể mang lại tác làm giảm cholesterol trong cơ thể, được xem là loại thức ăn hiếm trong nhóm thực vật có tác dụng này.

2. Bệnh đi ngoài có máu trong phân

Cà tím có tác dụng làm cho cơ thể được thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu viêm và giảm đau. Nếu chúng ta nấu món cà tím bằng cách hấp cách thủy (làm cho cà chín bằng hơi nước) ăn liên tục ít ngày như vậy có thể giúp hỗ trợ cải thiện bệnh đi ngoài ra máu, có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh táo bón.

3. Bệnh ung thư

Trong trái cà tím có chứa chất có tên là solanine, một chất có thể ức chế sự gia tăng các tế bào ung thư trong đường tiêu hóa của cơ thể con người, đặc biệt là trong cà tím còn chứa một thành phần độc đáo có thể có tác dụng điều trị tích cực bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.

Một số bệnh nhân ung thư khi có dấu hiệu sốt thì có thể chọn cách nấu cà tím rồi ăn khi nóng ấm để tăng cường chức năng hạ nhiệt độ cơ thể, giải nhiệt nhanh chóng hơn.

4. Bệnh rối loạn chảy máu

Cà tím giàu vitamin, có thể mang lại hiệu quả cải thiện độ đàn hồi của mao mạch, làm giảm các triệu chứng liên quan đến mạch máu chảy máu, có tác dụng điều trị trên bệnh nhân mắc các bệnh về cao huyết áp, xơ cứng động mạch và một loạt các bệnh khác.

Món cà tím rất thích hợp cho những người mắc các bệnh như cao huyết áp, viêm gan, bệnh quáng gà, cận thị, nhưng đồng thời chúng ta nên lưu ý rằng những người có bệnh tì vị hư hàn, lá lách dạ dày yếu, lạnh thì không nên ăn nhiều cà tím.

Theo Soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.