Sở dĩ có những tên gọi này là do phần mai của loài cua Heikegani rất giống với khuôn mặt lúc giận dữ của những chiến binh Samurai.
Truyền thuyền kể lại rằng những chi tiết trên mai của loài cua này là hình ảnh khuôn mặt của những chiến binh samurai. Người ta coi chúng là loài hiện thân của các chiến binh của gia tộc Heike, một tộc samurai đã bị đánh bại trong cuộc chiến giành ngai vàng năm 1185.
Loài cua này có tên là Heikegani.
Về sự giống nhau này, tương truyền rằng, khi các chiến binh Samurai chết, toàn bộ những gì thuộc về họ đã hòa tan vào biển, cơ thể chìm mãi xuống lòng cát lạnh, còn linh hồn đã hợp vào loài cua Heikegani, để rồi từ đó khuôn mặt căm hận của họ vẫn mãi được khắc vào mai cua.
Không tin vào những gì chỉ là truyền thuyết, một nhà thiên văn học đồng thời là một nhà văn nổi tiếng tại Mỹ Carl Sagan đã từng nêu lên suy nghĩ của mình.
Ông cho rằng sự giống nhau trùng hợp này chỉ đơn giản là quá trình chọn lọc nhân tạo. Được biết, chọn lọc nhân tạo là quá trình mà con người chọn các loài động vật khác và thực vật theo một vài tính trạng đặc biệt.
Quá trình này nhằm đào thải những biến dị bất lợi cho con người và tích lũy những biến dị có lợi. Theo đó, việc loài cua có mai giống với hình dáng khuôn mặt người là việc xảy ra trước.
Sau này, những người ngư dân khi đánh bắt cá trên biển, nếu có bắt được cua Heikegani sẽ lập tức thả chúng xuống biển để tỏ lòng kính trọng với những chiến binh Samurai đã tử trận. Điều này đã giúp duy trì một cách nguyên vẹn những gen của cua Heikegani.
Việc những chỗ gấp trên mai của loài cua này có hình dạng giống như nếp nhăn trên khuôn mặt tức giận của các chiến sĩ Samurai là do các cơ bám chặt vào mai.
Con người nhận thấy điểm giống nhau giữa mai của loài cua Heikegani và khuôn mặt người là một hội chứng có tên pareidolia.
Nói nôm na thì pareidolia là một loại ảo giác (hay còn gọi là "ảo giác bổ sung"). Đây là hiện tượng khiến người ta luôn nhìn thấy những khuôn mặt từ chi tiết của những vật hoàn toàn không liên quan đến chúng.
Nói cách khác, người ta có thể tưởng tượng ra khuôn mặt cụ thể chỉ từ những hình ảnh trực quan mơ hồ những đám mây, quả cam, làn khói…
Một số con cua hình mặt người còn được trưng bày trong viện bảo tàng.
Nhưng dù sao đi nữa thì loài cua heikegani vẫn được lấy cảm hứng từ sự tôn kính với những truyền thuyết đã có từ xa xưa tồn tại cho đến ngày này và nó mang trên mình những bí ẩn của tự nhiên.