Loài chuột cực độc có thể hạ gục một con voi

Chất độc bao phủ lông của chuột mào châu Phi mạnh đến mức có thể giết chết cả một con voi trưởng thành.

Chuột mào châu Phi (Lophiomys imhausi) có hình dáng tương tự như thỏ và chồn.
Chuột mào châu Phi (Lophiomys imhausi) có hình dáng tương tự như thỏ và chồn.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Mammalogy mô tả một loài chuột kỳ lạ sống ở châu Phi. Chúng là động vật có vú duy nhất thu thập chất độc thực vật để làm hóa chất tự vệ.

Dù có vũ khí bí mật chết người, loài chuột mào châu Phi (Lophiomys imhausi) trông không giống một sát thủ nguy hiểm mà có hình dáng tương tự như thỏ và chồn. Chất độc bao phủ toàn thân chúng nguy hiểm đến mức chỉ vài miligram cũng đủ giết chết người.

Mặc dù nghiên cứu mới được công bố nhưng người dân ở Đông Phi từ lâu đã nghi ngờ rằng những con chuột mào rất nguy hiểm. Năm 2011, một nghiên cứu ban đầu về các đặc điểm bất thường của chuột mào cho thấy chúng thu thập chất độc từ cây mũi tên (Acokanthera schimperi).

Loại cây này thường được con người sử dụng để săn bắn vì nó chứa nhiều chất độc cardenolide.

Khi bị đe dọa, những con chuột mào sẽ dựng lông lên dọc theo lưng. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng chúng đã “vũ khí hóa” cơ thể bằng cách nhai vỏ cây Acokanthera và bôi chất độc lên lông mào.

Nghiên cứu ban đầu đã xác nhận hành vi này ở một cá thể, nhưng phương pháp tự vệ này có lan rộng trong quần thể chuột mào hay không vẫn chưa được xác nhận rõ ràng.

Chuột mào châu Phi thu thập chất độc cardenolide từ cây mũi tên (Acokanthera schimperi).
Chuột mào châu Phi thu thập chất độc cardenolide từ cây mũi tên (Acokanthera schimperi).  

Để tìm hiểu xem việc lưu trữ chất độc có phổ biến hay không, nhóm nghiên cứu đã bẫy 25 con chuột mào châu Phi để thu thập kích thước mẫu lớn nhất. Sau khi xem xét gần 1.000 giờ quay, các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc thu thập độc tố Acokanthera rất phổ biến và đời sống xã hội của loài chuột này rất phức tạp.

“Chúng tôi đặt hai con chuột ở cùng nhau trong chuồng và chúng bắt đầu chải lông cho nhau. Đó là một bất ngờ lớn bởi những người chúng tôi hỏi đều nghĩ chúng sống đơn độc”, Sara Weinstein, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Đại học Utah, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Nhóm nghiên cứu sử dụng một cái chuồng bỏ hoang để thiết lập môi trường sống và theo dõi những con chuột đang bị nhốt. Dù mang chất độc chết người, chuột mào là động vật ăn cỏ hiền lành và dành phần lớn thời gian kiếm ăn. Chúng chỉ ngừng ăn để giao phối, chải lông cho nhau hoặc trèo lên tường để bò vào tổ.

Weinstein nói: “Đây được coi là ‘hộp đen’ của loài gặm nhấm. Ban đầu chúng tôi chỉ muốn xác nhận hành vi hấp thụ độc tố là có thật nhưng trong quá trình đó đã phát hiện ra những điều chưa biết về hành vi xã hội của chúng. Phát hiện này có ý nghĩa trong việc bảo tồn loài chuột bí ẩn này”.

Theo nguoidothi.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Sự tự đánh giá của một đứa trẻ trước hết xuất phát từ sự đánh giá của người khác về trẻ, và điều quan trọng nhất là sự đánh giá của cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Lý do cha mẹ cần tin tưởng con

GD&TĐ - Để giáo dục và rèn luyện tốt cho trẻ một cách cơ bản, chúng ta nên nuôi dưỡng ý thức về giá trị bản thân của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.