Loài cây thông minh biết dò bom và giám sát ô nhiễm môi trường

Các nhà nghiên cứu cho biết, cây bionic có khả năng đặc biệt để phát hiện ra các loại chất nổ đồng thời cảnh báo về mức độ ô nhiễm trong môi trường sống.
Loài cây thông minh biết dò bom và giám sát ô nhiễm môi trường

Các nhà khoa học đã tiến hành cấy ống nano cacbon vào lá rau chân vịt để chuyển đổi thành cây bionic với những kỳ vọng về khả năng đặc biệt của loại cây này.

Cây bionic sẽ phát hiện ra bom mìn hoặc đạn trong thời gian khá ngắn do chúng có thể nhận biết được hợp chất nitroaromatic phổ biến trong các loại chất nổ.

Loai cay thong minh biet do bom va giam sat o nhiem moi truong - Anh 1

Cây bionic có khả năng phát hiện ra các loại chất nổ trong môi trường.

Cây bionic còn có khả năng phát ra tia hồng ngoại để cảnh báo những dấu hiệu bất thường về các chất nổ xung quanh chúng. Nếu chất nổ xuất hiện trong nước ngầm hoặc các khu vực ẩm ướt, rễ của cây bionic sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện sau đó truyền trực tiếp tín hiệu tới lá cây và tạo ra tia hồng ngoại để cảnh báo.

Loai cay thong minh biet do bom va giam sat o nhiem moi truong - Anh 2

Cây bionic có khả năng phát ra tia hồng ngoại khi nhận biết được chất nổ.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm trên cây bionic khi cho chúng tiếp xúc trực tiếp với chất nổ axit picric. Kết quả là, chỉ sau 10 phút, cây bionic đã nhận dạng và phát ra các tia hồng ngoại để thông báo tới con người. Một thiết bị thông minh được cài đặt sẵn trên điện thoại di động đã nhanh chóng nhận dạng được tín hiệu nguy hiểm này.

Cách phát hiện các chất nổ theo phương pháp này mang lại hiệu quả tích cực hơn so với nhiều biện pháp thông thường. Với tín hiệu của tia hồng ngoại, các thiết bị thông minh sẽ dễ dàng nhận biết về mức độ nguy hiểm chỉ trong một thời gian ngắn thay vì việc phải quan sát sự thay đổi màu sắc của cây như trước đây.

Loai cay thong minh biet do bom va giam sat o nhiem moi truong - Anh 3

Trong tương lai thực vật sẽ mang đến nhiều những giải pháp sáng tạo cho con người.

Giáo sư Michael Strano, trưởng ban nghiên cứu công nghệ hóa học tại Viện công nghệ Massachusetts cho biết, họ vẫn đang tiếp tục tăng số lượng cảm biến cấy ghép để giúp cây có khả năng phát hiện được nhiều các loại hóa chất khác nhau cả trong không khí và nguồn nước.

Đặc biệt, trong tương lai, nhiều loại thực vật sẽ có khả năng thông báo về nhiệt độ, độ ẩm hay mức độ ô nhiễm không khí trong môi trường sống thông qua thiết bị cảm biến trên điện thoại di động. Công nghệ này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thay đổi tích cực cho thị trường nông nghiệp đô thị trên toàn thế giới.

Theo ĐS&PL/tinnhanhonline.vn
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.