Lộ trình tăng lương ngành Giáo dục nên thuộc nhóm có mức tăng cao nhất

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Chiều 9/5, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi phát biểu tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa XII) thông tin: Theo cơ cấu lương và phụ cấp trong Đề án “Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp”, thì phụ cấp của giáo viên sẽ giảm 7,8% so với hiện nay, chưa kể tỷ lệ % giảm do không còn phụ cấp thâm niên.

Điều đó có nghĩa tổng thu nhập từ lương của giáo viên sẽ không thay đổi đáng kể, trong khi tổng thu nhập từ lương của các ngành khác sẽ tăng hơn nhiều khi thực hiện theo Đề án lương mới.

Chia sẻ quan điểm của mình, PGS Mai Văn Hưng đồng tình với đề xuất của Bộ trưởng với Trung ương là xem xét quy định giáo viên thuộc trường hợp có phụ cấp cao hơn 30% theo quy định của Đề án và nằm trong nhóm có lương và phụ cấp ở mức cao trong khối các đơn vị hành chính sự nghiệp.

PGS Mai Văn Hưng
PGS Mai Văn Hưng 

PGS Mai Văn Hưng cho rằng: Nghị quyết Trung ương 2, Khóa VIII đã xác định lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tùy theo tính chất công việc. Hiện nay thu nhập của giáo viên không cao và việc tăng thu nhập cho giáo viên là mong mỏi chính đáng.

Tuy nhiên, theo dự thảo Đề án lương mới, thu nhập của giáo viên thay đổi không đáng kể. Trong khi nhiều ngành khác mức tăng lương cao hơn dẫn đến giả cả nói chung tăng theo, chi phí xã hội tăng lên, do đó mức lương được điều chỉnh tăng của giáo viên không có ý nghĩa. “Là một nhà giáo tôi luôn hy vọng đời sống của các thầy cô giáo ngày càng tốt hơn chứ không đơn thuần chỉ là vấn đề tăng lương” – PGS Mai Văn Hưng chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.