Lộ sức mạnh khủng khiếp của B-1B trong video mới

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Không quân Mỹ vừa công bố hình ảnh hệ thống giá phóng kiểu ổ quay (LLF) giúp B-1B Lancer sở hữu khả năng tấn công khủng khiếp.

AGM-158 JASSM được gắn vào giá phóng ổ quay.
AGM-158 JASSM được gắn vào giá phóng ổ quay.

Hình ảnh về hệ thống mang phóng vũ khí đặc biệt của những chiếc B-1B được công bố thuộc Phi đội số 28 của Mỹ đóng quân tại Căn cứ Lực lượng Không quân Ellsworth, Nam Dakota.

Theo hình ảnh được công bố, mỗi chiếc B-1B có thể mang theo tới 4 hệ thống LLF trong khoang với 8 quả tên lửa hành trình tàng hình tầm xa AGM-158 JASSM cho mỗi hệ thống. Như vậy, số tên lửa AGM-158 tối đa cho mỗi lần cất cánh làm nhiệm vụ của B-1B lên tới con số 32 quả.

Không quân Mỹ cho biết, tùy theo yêu cầu của từng, hệ thống phóng đặc biệt này có thể mang theo từng loại vũ khí khác nhau, trong đó có cả vũ khí siêu thanh, tên lửa hành trình không đối đất JASSM, bom GBU-31 JDAM hoặc vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Để có thể mang được lượng lớn bom đạn như vậy, B-1B đã phải trải qua quá trình nâng cấp với hàng loạt trang bị mới so với những chiếc B-1B trước đây.

Việc Mỹ nâng cấp B-1B với khả năng mang lượng vũ khí ấn tượng được đánh giá là cấp thiết với không quân nước này. Bởi hiện nay phi đội B-2 Spirit đang ngày càng già cỗi và thiếu khả năng mang vũ khí siêu thanh, trong khi B-21 thì chưa rõ thời điểm được trang bị.

Lãnh đạo Bộ tư lệnh Không quân chiến lược Mỹ Timothy Ray cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi là sở hữu ít nhất một không đoàn máy bay ném bom B-1B có đầy đủ khả năng mang vác lượng vũ khí lớn hơn trước và cả vũ khí siêu vượt âm trong tương lai gần".

Theo Defense News, AGM-158 JASSM là tên lửa hành trình tàng hình tầm xa phóng từ máy bay do Lockheed Martin phát triển cho không quân Mỹ. Dòng tên lửa này được trang bị một động cơ tuabin phản lực CAE J402, cho phép đạt tốc độ cận âm với tầm bắn lên tới 370km.

Phiên bản tăng tầm AGM-158B JASSM-ER ra đời vào năm 2002 sử dụng động cơ mới, cùng nhiều cải tiến trong khung thân, cho phép đạt tầm bắn tới 1.000 km mà không phải tăng kích thước. Mỗi quả JASSM có giá 850.000 USD, trong khi chi phí cho mẫu JASSM-ER lên tới 1,4 triệu USD/quả.

Khung thân tên lửa có hình dáng đặc biệt, nhằm giảm khả năng phản xạ tín hiệu radar, trong khi vỏ ngoài dường như cũng được phủ vật liệu hấp thụ sóng radar. Cánh nâng được gấp gọn để giảm kích thước quả đạn và chỉ mở ra sau khi phóng.

JASSM sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp định vị toàn cầu từ khi phóng tới lúc tiếp cận mục tiêu. Tên lửa được trang bị đầu dò ảnh hồng ngoại để xác định và khớp mục tiêu, tăng tỷ lệ trúng đích cho từng quả đạn.

Đầu đạn WDU-42/B của JASSM được thiết kế với vỏ bằng kim loại đặc, hoặc sử dụng khối kim loại đặc ở đầu để tăng tối đa khả năng xuyên phá. Tên lửa được lắp ngòi nổ thông minh cho mục tiêu cứng (HTSF), giúp phân biệt các vật liệu như đất, bê tông, đá và không khí để tối ưu hóa sức nổ. Đầu đạn nặng khoảng 490 kg, trong đó chứa 115 kg thuốc nổ AFX-757.

Tên lửa JASSM ban đầu được thiết kế để trang bị cho tiêm kích F-16 và oanh tạc cơ B-52 của không quân, cùng mẫu F/A-18 E/F của hải quân Mỹ. Tuy nhiên, hải quân Mỹ sau đó từ bỏ dự án này để theo đuổi dòng AGM-84H/K SLAM-ER. Các biến thể JASSM hiện nay có thể được phóng từ nhiều loại máy bay khác nhau, gồm oanh tạc cơ B-1B Lancer và B-2 Spirit.

Lắp tên lửa AGM-158 JASSM vào giá phóng của B-1B Lancer.

Cũng theo báo Mỹ, lần đầu tiên AGM-158 JASSM thực chiến là ngày 14/4/2018 khi Mỹ, Anh và Pháp đồng loạt phát động tấn công vào nhiều mục tiêu tại Syria. Trong lần đầu tham chiến, oanh tạc cơ B-1B Lancer đã phóng tổng cộng 19 quả đạn AGM-158 JASSM.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.