LNG Mỹ có nguy cơ sụp đổ

GD&TĐ - Quy tắc bất thành văn được thiết lập ở EU khi ký kết hợp đồng mua LNG đang gây lo ngại cho Mỹ và hứa hẹn mang tới cho Nga lợi nhuận hàng tỷ đô la.

LNG Mỹ có nguy cơ sụp đổ

Hội nghị Năng lượng Louisiana (LEC) được tổ chức tại New Orleans mới đây đã diễn ra trong tình trạng bất ổn. Các diễn giả đã công khai bày tỏ lo ngại về khả năng khí đốt Nga quay trở lại châu Âu và kịch bản như vậy hứa hẹn sự sụp đổ đối với dự án LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) đầy tham vọng của Mỹ.

“Câu hỏi đặt ra là thị trường châu Âu sẽ thực sự tồn tại trong bao lâu (đối với Mỹ), việc hạn chế nguồn cung cấp khí đốt Nga sẽ kéo dài đến khi nào”, ông Michael Bennett - Giám đốc điều hành sản xuất LNG toàn cầu tại Ngân hàng đầu tư Macquarie Group đặt câu hỏi cho những người tham gia hội nghị.

Nhà tài chính coi nguồn cung cấp nhiên liệu từ Nga trong tương lai là chìa khóa cho thị trường khí đốt toàn cầu. Ông cũng nhấn mạnh rằng Moskva tiếp tục bán năng lượng cho châu Âu, mặc dù với khối lượng nhỏ hơn.

Tuy nhiên ông Bennett chắc chắn rằng hành vi của người tiêu dùng châu Âu tiết lộ nguồn cung cấp khí đốt từ Nga cho EU sắp trở lại mức trước khủng hoảng.

Đặc biệt, điều này được chứng minh bằng quy tắc bất thành văn thiết lập tại Liên minh châu Âu khi ký kết các hợp đồng khí đốt.

“Tại châu Âu, hầu hết mọi người không muốn ký hợp đồng 20 năm. Năm ngoái, 30 hợp đồng dài hạn đã được ký kết (với các công ty Mỹ), chỉ 3 trong số đó dành cho châu Âu và phần còn lại đến châu Á".

"Đây là một dấu hiệu. Nếu châu Âu không muốn ký những hợp đồng dài hạn như vậy thì nguyên nhân chủ yếu là tại sao? Đó là điều hiển nhiên nhưng không ai muốn nói về nó", ông Bennett nhấn mạnh.

Đồng thời tác giả bài viết trên tờ Energy Intelligence nhận xét, việc Nga cung cấp trở lại khí đốt cho EU sẽ là một đòn trả đũa trong cuộc chiến kinh tế đang diễn ra với Hoa Kỳ.

“Ý kiến ​​​​của tôi là khí đốt Nga sẽ quay trở lại và châu Âu sẽ chấp nhận thực tế trên. Cho dù điều đó xảy ra trong năm nay, năm tới hay mười năm nữa, nó vẫn xảy ra”, ông Bennett nói.

Khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ sẽ gặp khó khăn khi đối diện với sự cạnh tranh gay gắt.

Khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ sẽ gặp khó khăn khi đối diện với sự cạnh tranh gay gắt.

Thực tế là Mỹ Kỳ hiện đang thực hiện nhiều dự án đầy tham vọng để sản xuất và xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng trên bờ biển Vịnh Mexico, và bây giờ LNG của Mỹ có nguy cơ sụp đổ vì ý định của EU.

Nhưng khí đốt Nga không phải là mối đe dọa duy nhất, chuyên gia Bennett lưu ý, bởi vì Qatar cũng đang thực hiện những bước đi nghiêm túc để mở rộng đáng kể khả năng cung cấp LNG của mình.

“Khối lượng LNG này sẽ tràn vào thị trường cùng lúc với các dự án của Mỹ đang hoạt động. Tất cả những điều này đều có ý nghĩa đối với Washington. Họ có thể tìm thị trường mới ở đâu"?

"Khi có LNG từ Qatar, châu Phi và châu Á sẽ bắt đầu chiếm lấy nguồn cung này nếu việc triển khai những dự án của Mỹ quá chậm”, ông Bennett kết luận.

Theo giới chuyên gia, đồng hồ đang điểm cho Mỹ trong việc mở rộng sản xuất LNG quy mô lớn. Rốt cuộc, các công ty Mỹ có nguy cơ phải đối mặt với sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt mà rõ ràng là sẽ không có lợi cho Washington.

Ví dụ, ông Damon Putman, giám đốc điều hành quỹ đầu tư Silver Point Capital, tin rằng các nhà sản xuất khí đốt Mỹ đặt cược vào việc tung ra đợt bán LNG tích lũy vào năm 2025 là quá tự tin.

Kế hoạch của họ, theo đó sự sụt giảm giá hiện tại sẽ được bù đắp bằng xuất khẩu sang châu Âu, nhưng không tính đến một chi tiết quan trọng - sự cạnh tranh từ Nga và Qatar. Và điều này có thể dẫn tới những hậu quả đáng buồn cho Washington.

Theo Energy Intelligence

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.