Linh hoạt phương thức dạy chữ đi đôi với dạy người

GD&TĐ - Những năm qua, ngành GD&ĐT tỉnh Lai Châu đã đề cao tính gương mẫu của cán bộ, nhà giáo trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Toàn ngành đã triển khai hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.

Lai Châu chú trọng dạy học gắn với nâng cao đạo đức cho học sinh.
Lai Châu chú trọng dạy học gắn với nâng cao đạo đức cho học sinh.

Mỗi thầy cô là một tấm gương

Ngành GD&ĐT Than Uyên (Lai Châu) xác định “Giáo dục là một trong những phương tiện quan trọng nhất để nâng cao năng lực và phẩm chất của con người, mà trước hết là nâng cao lòng yêu nước và hoàn thiện nhân cách”. Từ quan điểm trên, toàn ngành đã không ngừng nỗ lực đổi mới từ công tác quản lý đến giảng dạy.

Ông Trịnh Ngọc Hải, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện cho biết: Mỗi cán bộ, đảng viên, viên chức luôn nêu cao ý thức về việc học tập và làm theo Bác. Từ đó xác định trách nhiệm của bản thân, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, chuyên môn, tác phong. Từ đó, mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức cho học sinh học tập, noi theo.

Trường Tiểu học Mường Than bồi dưỡng chính trị cho giáo viên.
Trường Tiểu học Mường Than, huyện Than Uyên bồi dưỡng chính trị cho giáo viên.

Trong năm học 2020 - 2021, 100% các trường trên địa bàn huyện Than Uyên đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong trường học. Thực hiện niêm yết công khai tại bảng thông báo, Website nhà trường, trong khuôn viên trường, nơi thuận tiện để nhân dân và phụ huynh dễ quan sát và thực hiện. Quy định của các trường thể hiện rõ các quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý với người học, giáo viên, nhân viên, với phụ huynh và khách đến trường. Quy định ứng xử của giáo viên, nhân viên đối với người học, cán bộ quản lý, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh cũng như khách đến trường.

Từ đó, 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm các nội quy, quy chế, quy định của ngành, của nhà trường. Không có cán bộ, giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.

Cô Ngô Thị Khánh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thị trấn huyện Tam Đường (huyện Tam Đường) cho biết: "Theo tôi, mỗi giáo viên phải thường xuyên rèn luyện, nâng cao hiệu quả thực hiện kỷ luật. Từ đó, tạo tâm thế nghiêm túc, gương mẫu trước học sinh, luôn chuẩn mực về ngôn ngữ, tác phong, cách ứng xử, cách xưng hô … Chính những biểu hiện đó làm cho vai trò của người giáo viên thêm tôn nghiêm, làm tăng ý thức nể phục của học sinh".

Linh hoạt các hình thức dạy người

Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu cho biết, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở GD&ĐT toàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên chưa có ý thức học tập tốt, vi phạm nội quy trường lớp, có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, thực hiện chủ trương dạy chữ đi đôi với dạy người, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Chỉ thị về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Chỉ thị, yêu cầu Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm "Một ngày làm bộ đội" của học sinh trên địa bàn TP Lai Châu.

Cô Ngô Thị Khánh chia sẻ: “Nhà trường đã chỉ đạo các giáo viên giảng dạy và giáo dục học sinh song song, đồng bộ cả hai mặt giáo dục văn hóa và đạo đức. Áp dụng các hình thức kỷ luật tích cực, phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách một cách toàn diện, bền vững.

Cùng với đó, phát huy tối đa vai trò của các hoạt động Đội, Sao nhi đồng, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các giờ chào cờ thân thiện. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhờ đó, đại đa số học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác hồ dạy. Chấp hành tốt nội quy trường lớp, đoàn kết với bạn bè, có ý thức học tập cao, tỷ lệ chuyên cần được duy trì ổn định, tham gia tích cực các hoạt động đội”.

Ông Đào Văn Chiến, Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Mường Than (Than Uyên) chia sẻ: Nhà trường đã tổ chức lồng ghép giáo dục đạo đức cho các học sinh trong các hoạt động ngoại khóa. Ở buổi chào cờ đầu tuần, học sinh được đọc những câu chuyện, bài thơ, kể chuyện về Bác...

Ngoài ra, còn ở các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động đoàn, đội. Nhiều nơi còn tổ chức các cuộc thi viết, thi kể chuyện về Bác Hồ. Từ đó tạo ra không khí sôi nổi và khuyến khích học sinh tích cực tìm hiểu về tấm gương đạo đức của Bác. Bên cạnh đó, việc giáo dục còn gắn việc học tập và làm theo Bác với các hoạt động, phong trào đoàn “Thanh niên làm theo lời Bác”, “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”.

Hoạt động trải nghiệm
Các học sinh trường THCS Mường Kim, huyện Than Uyên tìm hiểu về khu di tich lịch sử bản Lướt.

Cũng theo ông Chiến, hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục truyền thống được các trường thực hiện thường xuyên. Việc học tập thể hiện trong tiết học chính khoá với các bộ môn phù hợp. Ngoài ra, các trường cũng thực hiện lồng ghép trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, trong các buổi sinh hoạt dưới cờ. Nhờ đó, giúp ý thức đạo đức của học sinh được nâng cao, gắn với tinh thần tự hào về truyền thống dân tộc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô giáo Lê Thị Thu Hường và học trò

Buồn vui nghề giáo

GD&TĐ - Tròn 20 năm được làm cô giáo, nhìn lại chặng đường đã đi, trong tôi không khỏi dâng lên bao cảm xúc khó tả buồn vui với nghề.

Haaland làm được điều không tưởng

Haaland làm được điều không tưởng

GD&TĐ - Chỉ mới 24 tuổi nhưng tiền đạo Erling Haaland đã ghi được tới 25 cú hat-trick tính cả trong màu áo câu lạc bộ lẫn tuyển quốc gia.