Lì xì lấy lộc chứ không phải thước đo giá trị vật chất

Lì xì đầu năm là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt, trong ký ức tuổi thơ mỗi đứa trẻ dường như đều có cảm giác háo hức, đợi chờ được người lớn trao cho một phong bao đỏ tươi. Mỗi phong bao ấy chất chứa tất cả tình cảm, lời chúc năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc của người cho. 

Lì xì lấy lộc chứ không phải thước đo giá trị vật chất

Thế nhưng, khi xã hội phát triển, ý nghĩa của lì xì ngày Tết có lẽ chẳng còn được vẹn nguyên.

Tết trong trái tim mỗi người đều mang những cảm xúc ngọt ngào và đầm ấm. Kẻ xa quê chỉ chờ ngày này để lên chuyến tàu về đoàn viên cùng người thân sau thời gian cách trở.

Ai nấy đều có vui vẻ, phấn khởi, con cháu quây quần chúc thọ ông bà và nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm, nồng đượm như chính tình cảm người trao.  bình an, hạnh phúc. (Ảnh minh họa: Trần Quang Hiếu)

li-xi-la-de-lay-loc-2.jpg

Tết đến Xuân về là khi người ta cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc. (Ảnh minh họa: Trần Quang Hiếu)

Thế nhưng những năm gần đây người ta phải đặt câu hỏi “lì xì bao nhiêu là đủ”? Người cho thì đắn đo, cân nhắc “sức nặng” trong phong bao cho từng mối quan hệ, còn kẻ nhận thì so sánh hơn thua rằng năm nay được lì xì ít hơn năm ngoái. Cứ thế họ quên mất ý nghĩa thực sự của văn hóa lì xì, sự toan tính, ích kỷ và xu hướng sống thiên về vật chất đã chiến thắng.

Dẫu biết rằng tiền là một thứ rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhưng nó không phải là tất cả. Nếu như bạn lấy tiền để đo giá trị của một con người thì có lẽ sẽ khập khiễng, bởi không phải bất cứ điều gì cũng có thể dùng tiền để đổi chác. Thử nghĩ xem trong tình yêu dùng vật chất để thử đối phương thì tình cảm sẽ bị thương tổn.

Ngẫm lại ngày xưa người ta trao cho nhau phong thư lì xì với ý nghĩa cầu chúc nhau một năm mới bình an, hạnh phúc. Dẫu cho những chiếc phong bao giá trị không cao nhưng người nhận vẫn vui vì được cầu chúc, còn ngày nay, đôi khi người ta dùng “ruột” của phong bao để đo lòng người.

li-xi-la-de-lay-loc-1.jpg
Đừng lấy giá trị vật chất để đo lòng người… (Ảnh minh họa: Trần Quang Hiếu)

Mấy ngày đầu năm, dạo một vòng trên mạng xã hội mới thấy rằng vẫn còn rất nhiều bạn trẻ chú tâm quá nhiều đến giá trị vật chất mà đánh mất những điều ý nghĩa tốt đẹp vốn có của phong bao lì xì. Có thể khi thời đại kinh tế phát triển, người ta chạy theo  giá trị của đồng tiền một cách vội vã và rồi bỏ rơi những điều giản dị đời thường.

Câu hỏi về giá trị của chiếc phong bao lì xì tưởng chừng là điều hết sức bình thường với người  này nhưng lại trở thành nỗi buồn tiếc với người khác. Bởi lì xì vốn dĩ là để lấy lộc chứ nào phải để đong đếm, cân đo giá trị vật chất. Ý nghĩa của tiền mừng tuổi không nằm ở số lượng tiền bao nhiêu mà nằm ở ý nghĩa của lời chúc.

Đừng bao giờ so đo, tính toán bởi lì xì ngày Tết chất chứa tất cả những tình cảm thân thương của người cho. Hãy cảm nhận và trân trọng nó bằng cả lòng mình để hiểu được rằng hóa ra đôi khi hạnh phúc chỉ là những điều giản dị.

Theo dantri

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.