Lễ rước kiệu về Đền Hùng mở màn ngày Giỗ Tổ 2022

GD&TĐ - Nếu xem Covid-19 là bệnh đặc hữu, những biện pháp chống dịch như trước đây được cho là không còn cần thiết nữa. Tuy nhiên, để Covid-19 luôn là bệnh đặc hữu, việc tiêm phòng mỗi năm là vô cùng quan trọng.

Lễ rước kiệu của các xã, phường, thị trấn vùng ven về Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.
Lễ rước kiệu của các xã, phường, thị trấn vùng ven về Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Nằm trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022, đúng 9 giờ ngày 7/4 (tức ngày mùng 7/3 âm lịch), tại 7 xã, phường, thị trấn vùng ven Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chính thức thực hiện nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ).

Đây là một trong những nghi lễ truyền thống trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hàng năm, được duy trì và bảo tồn từ lâu đời, qua đó tôn vinh giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách thập phương khi về hành lễ.

Tham gia đoàn rước kiệu năm nay có 7 xã, thị trấn vùng ven Khu di tích rước kiệu, dâng lễ vật cung tiến về Đền Hùng gồm Chu Hóa, Hùng Lô, Kim Đức, Vân Phú, Hy Cương (thành phố Việt Trì), Tiên Kiên, Hùng Sơn (huyện Lâm Thao).

Theo lịch trình, 7 đoàn rước đồng loạt rước kiệu từ đình, đền ở các xã, thị trấn về Đền Hùng. Sau đó, đoàn sẽ đi qua sân Trung tâm lễ hội, lên sân công quán rồi về Đền Giếng.

Đội hình rước kiệu được sắp xếp theo trình tự đi đầu là đội múa sư tử, tiếp đó là đoàn rước Quốc kỳ và cờ hội, đoàn người đánh chiêng, trống, rước tàn, lọng, đội kiệu, chủ tế và quan viên, các cụ cao tuổi và đông đảo nhân dân địa phương.

Lễ vật gồm có hương hoa, bánh chưng, bánh giầy và các sản vật địa phương.

Nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng là hoạt động mang tính cộng đồng cùng thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; nhằm thể hiện đạo lý uống nước, nhớ nguồn và sự tôn kính đối với Tổ tiên của dân tộc ta, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng dân tộc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ