Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc

Sự xuất hiện của hình tượng ba vị Tam đa, Tiên đồng - Ngọc nữ hay các ông Tổng cờ, Tổng kiếm... là những yếu tố khiến cho lễ hội Thổ Hà mang bản sắc khác biệt với nhiều nơi khác.

Lễ rước độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc
Sáng 28/2 (21 tháng Giêng âm lịch), người dân thôn Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) tổ chức hội làng tưng bừng. Hàng nghìn người đã về dự.

Sáng 28/2 (21 tháng Giêng âm lịch), người dân thôn Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) tổ chức hội làng tưng bừng. Hàng nghìn người đã về dự.

Lễ hội có từ năm 1685 nhưng bị gián đoạn trong một thời gian dài. Đến năm 1992, dân làng cùng các ban ngành đoàn thể cho phục dựng lại, chính thức tổ chức lễ rước theo nghi thức xưa.

Lễ hội có từ năm 1685 nhưng bị gián đoạn trong một thời gian dài. Đến năm 1992, dân làng cùng các ban ngành đoàn thể cho phục dựng lại, chính thức tổ chức lễ rước theo nghi thức xưa.

Tuy nhiên, phải 2 năm một lần lễ hội mới có phần rước long trọng này. 4 xóm trong làng luân phiên thay nhau tổ chức. Mỗi lần làng làm lễ long trọng, từ trẻ em đến người già cùng nhau mặc lên người những bộ đồ đẹp nhất.

Tuy nhiên, phải 2 năm một lần lễ hội mới có phần rước long trọng này. 4 xóm trong làng luân phiên thay nhau tổ chức. Mỗi lần làng làm lễ long trọng, từ trẻ em đến người già cùng nhau mặc lên người những bộ đồ đẹp nhất.

Hai bé Trịnh Hưng (8 tuổi) và Khánh Ly (7 tuổi) có vinh dự được gánh lộc cho làng. Năm nay, các thành phần tham gia chính đều là người của xóm 1, làng Thổ Hà.
Hai bé Trịnh Hưng (8 tuổi) và Khánh Ly (7 tuổi) có vinh dự được gánh lộc cho làng. Năm nay, các thành phần tham gia chính đều là người của xóm 1, làng Thổ Hà.
Lễ hội nhằm tôn vinh, tưởng nhớ ông Đào Trí Tiến - người được xem là ông tổ nghề gốm của làng. Năm 2012, lễ hội Thổ Hà được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội nhằm tôn vinh, tưởng nhớ ông Đào Trí Tiến - người được xem là ông tổ nghề gốm của làng. Năm 2012, lễ hội Thổ Hà được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ rước chính thức bắt đầu từ 10 giờ sáng, xuất phát từ miếu xóm 1, sau đó kết thúc lúc 12h trưa tại đình làng. Đi đầu là cờ Tổ quốc cỡ lớn, bề rộng hơn 4 m2.
Lễ rước chính thức bắt đầu từ 10 giờ sáng, xuất phát từ miếu xóm 1, sau đó kết thúc lúc 12h trưa tại đình làng. Đi đầu là cờ Tổ quốc cỡ lớn, bề rộng hơn 4 m2.
Tiếp theo là Tổng cờ. Người có vinh dự đảm nhiệm vai này là anh Cáp Trọng Trường (47 tuổi).
Tiếp theo là Tổng cờ. Người có vinh dự đảm nhiệm vai này là anh Cáp Trọng Trường (47 tuổi).
Gây sự chú ý đối với người tham dự hơn cả là hình tượng ba vị Tam đa (Phúc - Lộc - Thọ) và hai em nhỏ đóng vai Tiểu đồng, Ngọc nữ. Lần lượt từ trái sang, ông Lộc do ông Cáp Trọng Tuấn đóng, ông Trịnh Giang Hòa trong vai ông Thọ (giữa) và ông Cáp Trọng Hưng giả làm ông Phúc.

Gây sự chú ý đối với người tham dự hơn cả là hình tượng ba vị Tam đa (Phúc - Lộc - Thọ) và hai em nhỏ đóng vai Tiểu đồng, Ngọc nữ. Lần lượt từ trái sang, ông Lộc do ông Cáp Trọng Tuấn đóng, ông Trịnh Giang Hòa trong vai ông Thọ (giữa) và ông Cáp Trọng Hưng giả làm ông Phúc.

Nhân vật Ngọc nữ xinh đẹp do bé Huyền ở xóm 1 hóa thân, còn Tiểu đồng do bé Khôi đảm nhiệm.

Nhân vật Ngọc nữ xinh đẹp do bé Huyền ở xóm 1 hóa thân, còn Tiểu đồng do bé Khôi đảm nhiệm.

Kiệu Thánh, kiệu Mẫu cùng bàn thờ ngai vị đi kèm với đội múa sinh tiền.

Kiệu Thánh, kiệu Mẫu cùng bàn thờ ngai vị đi kèm với đội múa sinh tiền.

Đội bát nhã với kèn, trống, nhị, thanh la.

Đội bát nhã với kèn, trống, nhị, thanh la.

Đi sau 3 vị Tam đa và Tổng cờ là Tổng kiếm (ảnh), Tổng tiết và Tổng chiêng. Mỗi ông đại diện cho một đoàn quân.

Đi sau 3 vị Tam đa và Tổng cờ là Tổng kiếm (ảnh), Tổng tiết và Tổng chiêng. Mỗi ông đại diện cho một đoàn quân.

Đội chấp kích đi theo sau vị Tổng kiếm.
Đội chấp kích đi theo sau vị Tổng kiếm.
Trong lễ rước còn có cả một con bê đã thịt còn nguyên hình.

Trong lễ rước còn có cả một con bê đã thịt còn nguyên hình.

Theo sau bê là lợn quay.
Theo sau bê là lợn quay.
Đoàn rước dù không còn là lạ nhiều năm gần đây nhưng vẫn thu hút sự chú ý của rất nhiều dân làng.

Đoàn rước dù không còn là lạ nhiều năm gần đây nhưng vẫn thu hút sự chú ý của rất nhiều dân làng.

Tuyến đường rước chỉ ngắn khoảng dưới 500 m, tuy nhiên phải mất 2 giờ, đoàn mới tới đình làng để làm lễ tế do đi rất chậm.
Tuyến đường rước chỉ ngắn khoảng dưới 500 m, tuy nhiên phải mất 2 giờ, đoàn mới tới đình làng để làm lễ tế do đi rất chậm.

Làng Thổ Hà là một trong ba trung tâm gốm sứ có tiếng của người Việt. Dấu vết còn lại của làng là những mảng nhà, hàng rào… được xây bằng các phế phẩm gốm khiến làng mang dáng dấp của một phế đô gốm.

Hội làng Thổ Hà mang đặc trưng riêng của vùng đất Kinh Bắc với những làn điệu quan họ quen thuộc được biểu diễn trên sông, sân đình. Lễ rước Thành hoàng làng được tổ chức trang trọng, cầu kỳ, dù chặng đường chỉ khoảng 300 m nhưng phải mất hai tiếng.

Hội hàng năm đều có tế lễ, hát văn ban ngày, diễn tuồng ban đêm, diễn ra từ ngày 20 đến 22/1 âm lịch. Riêng ngày 21/1 âm lịch hai năm một lần có lễ rước hoành tráng như trên.

Theo news.zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.