Lễ cúng các vị thần ngày đầu năm mới

Lễ cúng các vị thần ngày đầu năm mới

Ngày lễ của dân làng

Ngày đầu năm, chúng tôi có dịp ghé thăm buôn A (thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) nơi tập trung đông đồng bào Jrai trên mảnh đất Tây Nguyên. Từ người già đến trẻ, ai cũng khoác trên mình bộ quần áo dân tộc truyền thống, xúng xính rảo bước trên đường.

Từng tốp người tiến về phía cây nêu ở giữa buôn để chuẩn bị làm lễ cúng các vị thần. Theo phong tục từ xa xưa của người Jrai, sau khi mùa màng thu hoạch xong, mọi người trong buôn làng cùng nhau tổ chức lễ cúng các vị thần mong một năm mới bình yên, cầu cho các vị thần che chở, bảo vệ buôn làng.

Đối với đồng bào Jrai, các vị thần đều linh thiêng, đặc biệt là thần nước, rừng, thần hộ mệnh. Mặc dù, nhiều tập tục của người dân được lược bỏ bớt, tuy nhiên lễ cúng các vị thần vẫn được người Jrai lưu giữ đến tận bây giờ.

Già làng Y Phi Mjâu (buôn A, thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp) cho hay: Đối với đồng bào Jrai, lễ cúng thần buôn rất quan trọng để báo cáo thành quả một năm làm việc và cầu xin may mắn trong năm mới.

Theo già Y Phi Mjâu, trước khi lễ cúng diễn ra, già làng tổ chức họp buôn làng để phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho nghi lễ được diễn ra suôn sẻ.Tại đây, những thanh niên khỏe mạnh được phân công nhiệm vụ vào rừng lấy lồ ô, tre, nứa về làm cây nêu. Còn người phụ nữ ở nhà giã gạo, ủ rượu cần và chuẩn bị các loại thực phẩm truyền thống.

Nhịp cầu tâm linh

Chuẩn bị thức ăn, rượu cần. Ảnh: T.G. ảnh 1
Chuẩn bị thức ăn, rượu cần. Ảnh: T.G.

Đối với đồng bào Jrai, cây nêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong các lễ cúng. Cây nêu được xem là nhịp cầu tâm linh giúp con người gần hơn với các đấng thần linh. Do đó cây nêu được người dân chuẩn bị chu đáo từ khâu dựng và trang trí.

Già Y Phi Mjâu cho biết: Theo phong tục của đồng bào Jrai, chỉ có đàn ông mới được tham gia các công đoạn làm cây nêu. Sau khi nguyên liệu được tập kết đầy đủ, người già trong buôn tỉ mỉ kết nối từng bộ phận của cây nêu cho phù hợp.

Sau khi lắp ráp, trang trí, mọi người với cùng nhau dựng cây nêu lên. Lúc này, vật hiến tế như bò, heo, gà… sẽ được mang đặt cạnh. Bên cạnh đó, những ché rượu cần được xếp thành từng hàng, thầy cúng đọc lời cầu khấn Yang mong dân làng có cuộc sống no ấm, mùa màng bội thu, mọi người tránh được dịch bệnh thiên tai. Đồng thời mong thần linh phù hộ cho dân làng đoàn kết, che chở, bảo bọc nhau.

“Lễ cúng được buôn làng tổ chức hằng năm, thể hiện sự biết ơn của dân làng đối với thần linh đã phù hộ, che chở cho buôn làng trong suốt một năm. Đồng thời cũng cầu mong thần linh tiếp tục phù hộ để năm tới mùa màng tươi tốt, cuộc sống của người dân ấm no, hạnh phúc”, già Y Phi Mjâu nói.

Sau khi cúng thần buôn, dân làng mời thầy cúng khác cúng thần hộ vệ và thần nước. Trước khi thực hiện lễ cúng thần hộ vệ, người cao tuổi trong làng buộc chỉ cổ tay vào già làng thực hiện lễ cúng. Sau đó, thầy cúng phải đi đến nơi linh thiêng nhất là nơi đất mạch và sình lầy để cúng cầu sức khỏe của mọi người trong buôn làng.

Sau đó nghi lễ cúng thần nước được diễn ra. Lúc này dân làng sẽ cùng nhau ra bến nước để cúng và cầu mong nước dồi dào để mùa màng tốt tươi, mọi vật sinh sôi, nảy nở, tươi mát và điều tốt lành đến với buôn làng.

Khi phần lễ cúng kết thúc, mọi người thưởng thức ché rượu cần hòa cùng tiếng chiêng vang lên rộn ràng. Cả buôn nắm tay nhau, nhảy điệu xoang nhịp nhàng quanh cây nêu. Mọi người trong buôn cứ thế quây quần bên nhau nhảy múa, ăn uống chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống. 

Theo Trúc Hân

Ngoài xem nghệ sĩ biểu diễn, học sinh Trường THCS Nguyễn Du còn được tham gia trải nghiệm trên sân khấu. Ảnh: NTCC

Hun đúc tình yêu cải lương

GD&TĐ - Nhiều học sinh, sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vô cùng thích thú khi được nhà trường giới thiệu về nghệ thuật cải lương.
Học sinh Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều hát múa 'Hãy phòng chống hỏa hoạn' do cô Hứa Thị Thu Huyền soạn lời theo dân ca quan họ Bắc Ninh. Ảnh: HTH

Âm nhạc truyền thống dẫn nhịp

GD&TĐ - Sử dụng làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, cô giáo Hứa Thị Thu Huyền viết lời cho bài hát tuyên truyền phòng cháy chữa cháy.
Thiến là con đường tắt để theo đuổi sự nghiệp Castrato. Ảnh: Classicfm.com

Chuyện về ca sĩ Castrato

GD&TĐ - Thế kỷ XVIII, thính giả châu Âu phát cuồng vì giọng 'nam thiến' trầm ngọt ngân dài vô hạn của Francesco Bernardi (1686 - 1758, Italia).
Tiểu thuyết 'Khu vườn bí mật' có nhiều tranh minh họa đẹp do họa sĩ Graham Ruts thực hiện. Ảnh: Trinh Phạm

Đánh thức 'Khu vườn bí mật'

GD&TĐ - Một cuốn sách dành cho thiếu nhi hấp dẫn và ấn tượng của nữ nhà văn Frances Hodgson Burett - tiểu thuyết 'Khu vườn bí mật'.
Minh họa/INT

Cùng vượt qua nỗi đau!

GD&TĐ - Thân gửi các bạn học sinh là nạn nhân của vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ!
Làng Mễ Trì vẫn còn những buổi các cụ già thong thả nhặt lúa cốm.

Cốm mộc

GD&TĐ - Cứ khi Trung thu dập dìu trước ngõ là mấy đứa liền nhắc nhỏm: “Mẹ ơi, cốm mộc…”.