Lễ Chào cờ đặc biệt và Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024 sẽ diễn ra tại Điện Biên

GD&TĐ - Lễ Chào cờ đặc biệt và Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024 "Bay lên Việt Nam! Tự hào 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" sẽ được tổ chức tại Điện Biên.

Các hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 7 đến ngày 11/11 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên và Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ.
Các hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 7 đến ngày 11/11 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên và Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ.

Mới đây, UBND tỉnh Điện Biên ban hành kế hoạch tổ chức Lễ Chào cờ đặc biệt "Tự hào Việt Nam – Điện Biên Phủ" và Lễ hội Khinh khí cầu năm 2024 "Bay lên Việt Nam! Tự hào 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ".

Theo đó, các hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 7 đến ngày 11/11 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên và Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ. Khai mạc vào 7h ngày 7/11 (Thứ Năm) và bế mạc vào 16h ngày 11/11 (Chủ nhật) tại Sân vận động tỉnh Điện Biên.

UBND tỉnh cho biết, Lễ Chào cờ đặc biệt “Tự hào Việt Nam - Điện Biên Phủ” sẽ có quy mô 2 khinh khí cầu cấp 7 - 8, 70 khinh khí cầu cấp 1, từ 4 - 5 dù lượn động cơ và 1 máy bay cánh vải. Cùng với đó là 6 - 8 phi công khinh khí cầu chuyên nghiệp; 8 - 10 phi công dù lượn động cơ; từ 80 kỹ thuật viên và 40 nhân viên kỹ thuật mặt đất.

Các khinh khí cầu cấp 7 - 8 sẽ bay treo nâng lá cờ Tổ quốc có kích thước 2.025m2 ở độ cao 40 - 50m. Các khinh khí cầu cấp 1 sẽ bay treo xung quanh lá cờ Tổ quốc ở độ cao 30 - 50m. Ngoài ra sẽ có bay biểu diễn dù lượn động cơ và máy bay cánh vải xung quanh lá cờ.

Đối với Lễ hội Khinh khí cầu đặc biệt năm 2024 “Bay lên Việt Nam! Tự hào 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” dự kiến sẽ có 5 - 8 khinh khí cầu cấp 7, 25 khinh khí cầu cấp 1, từ 4 - 6 dù lượn động cơ và 1 máy bay cánh vải, từ 4 – 6 dù lượn động cơ và 1 máy bay cánh vải, từ 10 – 12 phi công khinh khí cầu chuyên nghiệp, 30 – 35 kỹ thuật viên và 45 nhân viên kỹ thuật mặt đất.

Nội dung trình diễn sẽ bay treo khinh khí cầu cấp 7 và khinh khí cầu cấp 1 ở độ cao 30 – 50m; bay tự do khinh khí cầu cấp 7 – 8 ở độ cao 50 – 200m; đêm hoa đăng khinh khí cầu; tham quan khinh khí cầu khổng lồ tại khu vực lễ hội; bay biểu diễn dù lượn động cơ và máy bay cánh vải… Ngoài ra, khinh khí cầu cấp 7 sẽ chở du khách bay trải nghiệm.

Điểm nhấn của Lễ hội chính là 14 khinh khí cầu cấp 1 mang logo của 14 tỉnh miền núi và Trung du phía Bắc thể hiện tình đoàn kết, gắn bó giữa các địa phương trong khu vực.

Đây là sự kiện đặc biệt, ca ngợi sự chiến đấu hi sinh gian khổ, đầy oanh liệt của quân và dân ta để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ, góp phần giáo dục tư tưởng chính trị, lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Bên cạnh đó, khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đại đoàn kết, ý chí tự lực tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Cùng với đó, sự kiện sẽ tạo điểm nhấn đặc sắc, quảng bá về mảnh đất, văn hóa, con người Điện Biên; tạo sức hút với nhân dân và đặc biệt là du khách trong, ngoài nước đến với Điện Biên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xây dựng Bộ chỉ số văn hóa quốc gia

Xây dựng Bộ chỉ số văn hóa quốc gia

GD&TĐ -Ngày 18/11, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia đã tổ chức Hội thảo tham vấn “Đề án xây dựng Bộ chỉ số văn hóa quốc gia vì sự phát triển bền vững”.