Lê Cát Trọng Lý: “Cứ lên sân khấu là tôi “dị” và “phiêu”

Chiều cuối năm, gặp Lê Cát Trọng Lý tại nhà riêng của chị trong khu chung cư Hoàng Hoa Thám (Hà Nội). Mặc dù đã ra Hà Nội lập nghiệp 4 năm nhưng không nhiều người biết chị đã ra Bắc. 

Lê Cát Trọng Lý bên cây đàn ghi ta.
Lê Cát Trọng Lý bên cây đàn ghi ta.

Không ồn ào, phô trương, ngày ngày Lý vẫn sống trong nghệ thuật và những dự án âm nhạc bền bỉ của mình. Lê Cát Trọng Lý cho biết, chị hợp với Hà Nội và thích nghi với môi trường ở đây khá nhanh, nhanh đến mức, chị không nhận ra sự khác biệt nào khi di chuyển gần 2.000 km từ TPHCM ra Thủ đô…

Gần với con người, sự việc cụ thể để sáng tác

Chào Lê Cát Trọng Lý, khán giả vẫn thắc mắc vì sao chị lại quyết định ra Hà Nội lập nghiệp?

- Thật ra, cũng nhiều người hỏi tôi câu này. Tôi cũng thấy nhiều nghệ sỹ ở miền Bắc vào Nam lập nghiệp, tuy nhiên tôi có lý do riêng khi ra Bắc.

Tôi cần tìm nghệ sỹ chơi nhạc cụ thính phòng như cello, sáo, kèn... và ở Hà Nội có nhiều cộng sự giỏi, chuyên môn rất tốt, có thể giúp tôi trong công việc. 4 năm Hà Nội là ngần ấy thời gian tôi cộng tác rất thân thiết với các nghệ sỹ.

Có một số khán giả gọi chị là “phiên bản” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn? Trong sáng tác, chị có ảnh hưởng gì của nhạc Trịnh?

- Tôi không hay để ý đến những so sánh ấy. Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn rất nổi tiếng, lần đầu tiên tôi biết đến nhạc Trịnh là do chị gái hay mở nhạc Trịnh để nghe.

Tuy nhiên, tôi khẳng định mình không bị ảnh hưởng âm nhạc của ông. Quan điểm của tôi, người nghệ sỹ làm việc nghệ thuật phải độc lập, vì vậy tôi không thể là “phiên bản” của ai cả. Những sáng tác của tôi là do cảm xúc của mình, không liên quan đến ai khác.

Bài hát của chị có những tựa đề rất ấn tượng như: Chênh vênh, Cơn bão nghiêng đêm, Là con gái thật tuyệt… chị có mất nhiều thời gian để sáng tác những bài hát này không?

- Với tôi, đặt tên cho bài hát là việc dễ nhất bởi nó chỉ là những phút ngẫu hứng mà tôi tìm ra. Đó có thể là một ca từ hay một ý nghĩ lóe lên khi đọc lại những lời trong bài ấy.

Có những bài hát tôi viết được một nửa rồi nhưng cả năm sau mới viết tiếp, có những bài viết chỉ trong một buổi tối là xong. Thậm chí, có thời gian tôi sáng tác nhiều bài hát nhưng những bài ấy chỉ được... một nửa. Sau đó, tôi mới có cảm xúc để hoàn thành.

Những sáng tác của Lê Cát Trọng Lý thường mang màu sắc triết lý, có phải đó là những trải nghiệm của chị về cuộc đời?

- Có những sáng tác tôi viết về những chuyện đã qua của tôi, hoặc đó cũng là chuyện của người khác. Tôi cũng thích đọc sách, hay chiêm nghiệm nên nhiều câu chuyện tôi viết ra là của những người tôi đã gặp trong nhiều trang sách.

Hoặc cũng có thể đấy là câu chuyện của ba mẹ tôi, hay đơn giản là những sự việc tôi nhìn thấy trong cuộc sống. Đối với mỗi sáng tác, tôi đều gắn với những con người, sự việc cụ thể. Nếu có cảm xúc âm nhạc thì người nghệ sỹ có thể nhạc hóa được nhiều thứ.

Dạo này thấy chị và ca sỹ Tùng Dương khá thân thiết. Hai người có dự định kết hợp cùng nhau trong các dự án âm nhạc tiếp nữa không?

- Về âm nhạc, tôi thấy khá hợp với Tùng Dương. Sang năm 2016, tôi sẽ một lần nữa đứng trên sân khấu cùng anh ấy. Nếu có cơ hội, tôi vẫn muốn kết hợp các dự án âm nhạc cùng Tùng Dương. Trên sân khấu, chúng tôi “dị” và “phiêu” như nhau.

Tôi thích những phút thăng hoa, bản năng của Tùng Dương trên sân khấu, trong những lần hợp tác với nhau, tôi và anh ấy làm việc rất ăn ý. Có khán giả còn gọi vui chúng tôi là Dương “khùng”, Lý “dị nhân” ấy!

Tôi là người thích “xê dịch”…

Vì sao người ta hay nhắc đến Mai Khôi khi nói đến Lê Cát Trọng Lý?

- Lý do là như thế này, khi tôi vào TPHCM, Mai Khôi dẫn tôi đi học thanh nhạc, Khôi rất tốt với tôi. Khôi tưng bừng với tình yêu, với bạn bè.

Chả giấu gì, thuở trước tôi cũng từng bắt chước một bạn trẻ đi chơi, mặc đồ đẹp rồi vào quán bar. Cũng chỉ vì tò mò, muốn thử cho biết thôi nhưng được 2 năm thấy không hợp nên tôi chọn cách sống riêng.

Tôi không đồng quan điểm với Mai Khôi nhưng chưa cãi nhau với chị ấy bao giờ. Khi Mai Khôi lấy chồng, chúng tôi ít liên lạc với nhau do mỗi người có một cuộc sống riêng. Tôi tôn trọng sự khác biệt giữa tôi và Khôi.

Ở Hà Nội, chị cảm nhận được điều gì?

- Tôi thích thời tiết Hà Nội, tôi hợp với mùa đông vì lạnh thường làm tôi tập trung làm việc. Những món ăn như bánh cuốn, nem rán, bún chả, phở, chả cá, xôi Yến... tôi rất thích.Đặc biệt, tôi thấy người Hà Nội rất hiếu khách và dễ thương.

Có lần tôi đi công tác 10 ngày mà để quên chìa khóa ngoài cửa, người hàng xóm đã cất chìa khóa, cho đến khi tôi trở về. Mọi thứ ở Hà Nội đều hợp với tôi, tôi không thấy sự khác biệt gì khi chuyển từ TPHCM ra đây. Nói chung tôi thích sống ở miền Bắc.

Thích sống ở Hà Nội, vậy chị có định cư luôn ở ngoài Bắc không?

- Tôi là người Đà Nẵng, đã từng sống ở TPHCM 6 năm và giờ đang ở Hà Nội. Dù rất thích sống ở đất Bắc nhưng tôi là người thích “xê dịch” nên chỉ thích ở một nơi khoảng 5 năm thôi.

Hiện tôi đang muốn học thêm nên khoảng 2 năm nữa, sau đó sẽ sang Mỹ du học. Tôi tự lập rất sớm nên không sợ phải xa nhà. Ở một vùng đất mới, tôi thấy mình được khám phá nhiều điểm du lịch và có nhiều trải nghiệm hơn.

Lê Cát Trọng Lý: “Cứ lên sân khấu là tôi “dị” và “phiêu” - Ảnh 2

Lê Cát Trọng Lý.

Chị nghĩ thế nào về một số nghệ sỹ trẻ, họ không có thực lực nhưng thường dựa vào scandal để nổi tiếng?

- Tôi không có người bạn nghệ sỹ nào dựa vào scandal để nổi tiếng nên không rõ lắm. Việc một số người cố ý tạo ra scandal để nổi tiếng thì tôi thấy không ổn, nếu không đi lên bằng thực lực của mình thì khó mà tồn tại được ở showbiz Việt. Tôi đã thấy nhiều nghệ sỹ dựa vào “tai tiếng” để được chú ý hơn nhưng thường là có tác dụng ngược lại.

Với Lê Cát Trọng Lý, có phải càng cô đơn chị càng sáng tác được nhiều?

- Tôi rất thích ở một mình vì lúc ấy tôi làm việc tập trung hơn, không bị phân tâm bởi người bên cạnh. Việc cô đơn không liên quan gì đến việc sáng tác được nhiều bài hát, nó thuộc về khả năng sáng tạo.

Từ khi xa nhà vào TPHCM lập nghiệp, tôi đã sống một mình, quanh tôi luôn có âm nhạc và những người bạn tốt nên chưa khi nào tôi cảm thấy cô đơn.

Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này!

Sẽ làm tour âm nhạc xuyên Việt

- Tết Bính Thân, Lê Cát Trọng Lý có định ăn Tết ở Hà Nội không? Năm 2016, chị có dự định làm chương trình âm nhạc nào không?

Ba tôi là người rất nghiêm khắc. Ngày Tết, ba muốn con cháu quây quần về nhà nên tôi có muốn “nổi loạn” cũng không được. Gia đình tôi rất coi trọng những ngày Tết, vì những ngày này để sum họp con cháu sau một năm miệt mài làm việc, học tập. Sang năm 2016, tôi dự định làm một tour âm nhạc từ Bắc vào Nam.

Dự án này giống như một dự án xã hội, dự tính đoàn sẽ có khoảng 15 người gồm các sinh viên kiến trúc, y dược, sư phạm... Chúng tôi sẽ đến các vùng quê xa, những nơi còn khó khăn để hát phục vụ người nghèo. Tôi cho rằng, chuyến đi này để chúng tôi học hỏi cuộc sống và mang âm nhạc đến gần khán giả hơn.

Theo doisongphapluat.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.