Những ai bị phiếu thấp phải nhìn lại về năng lực và phẩm chất của mình; đặc biệt nhiệm vụ chính trị của mình chưa hoàn thành chưa được đại biểu ghi nhận.
Với những đại biểu quá thấp thì theo quy định sẽ miễn nhiệm, còn trường hợp thấp nhưng trong mức cho phép thì cá nhân người đó phải nhìn lại để làm tốt hơn trong thời gian tới.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho biết: Trong các bản kiểm điểm gửi cho các đại biểu, có bản rất rõ ràng, rất cụ thể vừa đánh giá ưu điểm, vừa nêu những hạn chế và nêu các biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Nhưng cũng có nhiều những bản báo cáo chỉ nêu những thành tích mà không nêu những hạn chế cũng như định hướng trong thời gian tới.
“Ở lĩnh vực nào cũng có ưu điểm và có hạn chế riêng, không có Bộ trưởng nào đạt ưu điểm tuyệt đối. Đây là điểm theo tôi cần xem xét khắc phục trong những lần sau” - Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nêu quan điểm.
Trao đổi về cơ sở để đánh giá, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho biết: Quốc hội dựa vào nhiều cơ sở: Một là dựa vào báo cáo của từng chức danh về ưu điểm, hạn chế.
Hai là, quá trình theo dõi việc thực hiện lời hứa và những giải trình của các đại biểu trong quá trình chất vấn, trả lời chất vấn.
Ba là dựa vào quá trình giám sát của Quốc hội trên tất cả các lĩnh vực đánh giá năng lực của đại biểu có ưu điểm gì và hạn chế gì.
Bốn là phải dựa vào lòng dân.
“Bản kiểm của người được lấy phiếu tín nhiệm có tính chất tham khảo chứ không phải là yếu tố quyết định. Chúng tôi phải dựa vào quá trình chỉ đạo điều hành, kết quả của từng Bộ, ngành, từng lĩnh vực. Thứ nữa, phải dựa vào đánh giá xác nhận cử tri của nhân dân. Và thông qua báo chí, đại biểu Quốc hội đều đánh giá được ngành nào, lĩnh vực nào tốt, ngành nào, lĩnh vực nào còn hạn chế” - Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương.