Lấy phiếu tín nhiệm - ĐBQH thận trọng, đánh giá đa chiều

GD&TĐ - Đó là chia sẻ của Đại biểu Vũ Trọng Kim - đoàn đại biểu Hải Dương trong giờ giải lao của Quốc hội.

Đại biểu Vũ Trọng Kim
Đại biểu Vũ Trọng Kim

Theo Đại biểu Vũ Trọng Kim  - đoàn đại biểu Hải Dương, việc lấy phiếu tín nhiệm không phải là công việc đột xuất. Công việc này đã được các đại biểu theo dõi, giám sát từ đầu nhiệm kỳ, khi Quốc hội bầu vào các vị trí.

Những người được Quốc hội đưa ra lấy phiếu tín nhiệm đã được các đại biểu nhận diện đầy đủ, thận trọng, đánh giá đa chiều.

Đại biểu Vũ Trọng Kim chia sẻ,việc lấy phiếu tín nhiệm dựa trên các yếu tố:

Thứ nhất, có hoàn thành nhiệm vụ không, quyền hạn có sử dụng đúng không.

Thứ hai là trách nhiệm phục vụ nhân dân như thế nào trong điều kiện chính phủ kiến tạo, liêm chính.

Thức ba là lối sống, đạo đức, mức độ nhiệt tình của người đó trong công việc, có làm hết sức mình không? Hoặc sau khi nhận chức, được tặng hoa thì không làm việc hết mình. Người làm việc nhiệt tình khác người làm lấy lệ.

Thứ tư kê khai tài sản, có điều gì bất thường không?. Mức sống có quá xa cách với người dân không? Đặc biệt là việc liên quan tới thu nhập, tài sản. Thu nhập, tài sản có vượt quá mức xứng đáng được nhận không? Do đó việc giải trình rất quan trọng, tạo điều kiện cho 48 người được lấy phiếu tín nhiệm có điều kiện trình bày.

Theo Đại biểu Vũ Trọng Kim, bản kiểm điểm của những người lấy phiếu tín nhiệm đã được gửi tới các đại biểu, nhưng trong đó ít người nói tới vấn đề tài sản. Do vậy, nếu có chất vấn về tài sản thì phải trả lời.

“Trong thời gian tới, khi có Luật Phòng chống tham nhũng mới sẽ giải quyết vấn đề này, nhưng với người lãnh đạo thì việc kê khai tài sản phải thực hiện trước. Cho nên việc kê khai tài sản là rất quan trọng. Nếu tài sản của người nào đó tăng lên gấp nhiều lần so với thu nhập thì đó là lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Điều đó không ai chấp nhận” - Đại biểu Vũ Trọng Kim trao đổi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ