Lập trình di động “hút hàng”

Trong vài năm tới, mỗi năm TPHCM cần tuyển mới 16.200 sinh viên ngành công nghệ thông tin, trong đó nhu cầu tuyển dụng lập trình viên phát triển phần mềm cho thiết bị di động, game tăng cao.

Lập trình di động “hút hàng”

Tuy nhiên, theo các nhà tuyển dụng, tỉ lệ trúng tuyển rất thấp so với nhu cầu.

Cung không đủ cầu

Theo trang mạng WeAreSocial, đầu năm 2015, 35% dân số thế giới sử dụng internet, 26% dùng Facebook và 93% sử dụng thuê bao di động.

Công ty ABI Reearch (Mỹ) dự báo doanh thu từ ứng dụng di động toàn thế giới năm 2015 sẽ đạt 46 tỉ USD, tăng 8,5 tỉ USD so với năm 2013. Tại Việt Nam, doanh thu ngành này dự kiến năm 2015 sẽ đạt 1 tỉ USD, tăng gấp đôi năm 2013.

Nắm bắt xu thế này, hàng loạt công ty công nghệ - nội dung số tại Việt Nam đã nhanh tay đầu tư phát triển mảng lập trình di động như: VNG, VTC Online, Appota, FPT, MeCorp…

Nhiều doanh nghiệp (DN) nước ngoài tại Việt Nam như Sutrix, Glass-egg, Spiral, Rentracks… cũng liên tục tìm kiếm các ứng viên lập trình di động, phát triển các ứng dụng, game cho nền tảng Android, iOS, Windows Phone.

Những ứng dụng xuất sắc có thể mang về lợi nhuận “khủng” từ dịch vụ quảng cáo hoặc số lượt người tải về.

Theo đại diện Trường Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic, lương trung bình của lập trình viên mới ra trường từ 500-700 USD, những người nhiều kinh nghiệm có thể lên tới 1.500 USD; thậm chí những DN nước ngoài tại Việt Nam sẵn sàng bỏ ra 3.000-5.000 USD cho các lập trình viên xuất sắc.

Các công ty công nghệ - nội dung số cũng đã chủ động mở cơ sở đào tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực. Công ty Phát triển và Kinh doanh ứng dụng di động Appota Việt Nam cho biết: “Việt Nam có khoảng 22 triệu người sử dụng smartphone, tablet trong năm 2014 nhưng chỉ có hơn 14.000 lập trình viên di động nên không đáp ứng được nhu cầu của thị trường”.

Cần chất hơn lượng

Báo cáo từ trang công nghệ Vision Mobile, được thu thập từ 10.000 lập trình viên của 137 nước, cho thấy tuy là lĩnh vực “hot” nhưng doanh thu từ việc phát triển và kinh doanh ứng dụng di động đang có sự cạnh tranh rất khốc liệt giữa các lập trình viên, DN với nhau.

Theo báo cáo này, có tới gần 25% nhà phát triển ứng dụng di động hiện không thể kiếm được tiền; có 64% giới lập trình Android kiếm được ít hơn 500 USD/tháng, trong khi con số này của iOS là 50%. Nền tảng iOS vẫn hấp dẫn hơn bởi chỉ có 33% lập trình viên kiếm được ít hơn 100 USD/tháng, trong khi đó với Android, con số này lên đến 50%.

Theo bà Thái Thị Thanh Huyền - Giám đốc Trung tâm Công nghệ nội dung số VTC - VTC Academy, dự báo đến năm 2020, ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam sẽ cần 148.000 người với doanh thu bình quân 1 người/năm đạt 13.500 USD.

“Những tập đoàn công nghệ - nội dung số tên tuổi đều coi trọng khả năng làm việc thực tế của nhân viên hơn bằng cấp. Ngoài kiến thức chuyên môn nền tảng, các ứng viên cần có kinh nghiệm làm việc trong các dự án lớn nhỏ. Các bạn trẻ nên tham gia vào các dự án, phát triển sản phẩm của chính mình khi đang theo học để có thể “tiến cử” đến các nhà tuyển dụng” -  Bà Huyền khuyên.

Ông Lê Giang Anh - Giám đốc Điều hành Công ty Phát triển ứng dụng di động JOY Entertainment JSC, đánh giá: “Khả năng, trình độ của nhiều lập trình viên di động Việt Nam tương đương thế giới. Tuy nhiên, đa phần vẫn còn tình trạng sao chép, làm ứng dụng “na ná” của những người khác, thái độ làm việc “chụp giật”, đố kỵ… dẫn đến tình trạng các sản phẩm làm ra có chất lượng thấp”.

Thị trường nhân lực và đầu ra của ngành công nghệ phần mềm, trong đó bao gồm chuyên ngành lập trình di động, có chiều hướng phát triển mạnh về số lượng, chất lượng và yêu cầu chuyên nghiệp hơn trong nhiều năm tới.

Do đó, các lập trình viên Việt Nam mới ra trường, ngoài kiến thức nền tảng còn phải sử dụng được 1 ngôn ngữ lập trình (C++ hoặc Java), kỹ năng tiếng Anh. Các kỹ sư lâu năm cần thêm kinh nghiệm về nền tảng iOS/Android, khả năng làm việc nhóm, lập trình (Java, Objective C).

Theo Người lao động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...