Lão nông miệt mài lai tạo hàng chục giống lúa năng suất cao

GD&TĐ - Xuất thân nông dân, không kinh nghiệm, không có bất cứ kiến thúc gì về lai tạo giống. Thế nhưng, sau 10 năm cần mẫn, ông Phan Văn Oanh (xã Long Bình, Thị xã Long Mỹ, Hậu Giang) đã lai tạo ra gần 10 giống lúa có ưu điểm vượt trội, năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn.

Ông Oanh (phải) đang kiểm tra các giống lúa lai đang được trồng thử nghiệm.
Ông Oanh (phải) đang kiểm tra các giống lúa lai đang được trồng thử nghiệm.

Kỹ sư “nông dân”

Không ai có thể nghĩ rằng, một nông dân chỉ học hết lớp 9 lại có thể tạo ra nhiều loại giống lúa mới. Nhưng với ý chí, lòng kiên trì, say mê sản xuất, đã giúp ông Oanh thành công.

Trong đó, đặc điểm một số giống lúa của ông lai tạo, phục tráng thành công như: Giống LM3 có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày, kháng rầy, hạt dài, cứng cây, năng suất trung bình 6 tấn/ha; giống LM5 thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày, hạt tròn, cứng cây, kháng rầy, năng suất 7 - 8 tấn/ha, gạo dẻo.

Giống Đài Nguyên được ông lai tạo vẫn giữ được phẩm chất thơm, ngon, thời gian sinh trưởng từ 120 - 150 ngày giảm còn 95 - 100 ngày; giống nếp than còn 90 - 95 ngày, năng suất trung bình 5 - 6 tấn/ha, hạt lúa có màu tím than rất đẹp…

Đưa tay vuốt nhẹ từng hạt lúa đang trong quá trình thử nghiệm, ông Oanh hào hứng kể, vào năm 2006, bỏ ngoài tai những lời dị nghị của mọi người, ông đã đưa ra quyết định “táo bạo” tự lại tạo giống lúa cho riêng mình và xa hơn tạo ra một thương hiệu riêng cho địa phương.

Được sự hướng dẫn của các giảng viên của Trường ĐH Cần Thơ, ông đã dành hẳn 500m2 trong số 15.000m2 đất ruộng của mình để hằng năm trồng giống lúa lai.

Ban đầu do không có nhà lưới, phòng thí nghiệm như trên trường nên ông Oanh cất tạm khung lưới nhỏ chừng 4m2 trước sân nhà. Khi nào lai lúa thì cho lúa vào chậu và để trong khung lưới để tránh gió, chim trời bay vào ăn. Nhờ miệt mài học hỏi và không ngại thất bại ông dần thành công trên con đường mình đã chọn.

Theo ông Oanh, để lai tạo giống lúa mới ngoài những kiến thức trên đồng thôi vẫn chưa đủ mà quan trọng hơn hết là sự cần tính kiên trì, chịu khó mới thành công. Bởi để lai tạo và thử nghiệm thành công một giống lúa mới phải qua 5 - 8 vụ sản xuất và hàng trăm công đoạn vô cùng phức tạp.

Trước đây, để trồng được giống nếp than và giống lúa mùa đặc sản Tài Nguyên bà con phải mất đến 6 tháng, hơn nữa thân lúa thường khá cao nên dễ bị đỗ ngã ảnh hưởng đến năng suất nên nhiều người ngán ngại.

Tuy nhiên, qua bàn tay lai tạo của “kỹ sư nhà nông” những giống lúa này không chỉ có đặc tính ngắn ngày, thích nghi với thổ mà vẫn giữ nguyên màu sắc, độ thơm, dẻo đặc trưng.

“Khi mình làm mình thấy được như những nhà khoa học làm mình làm theo. Khi bắt tay vào lai tạo thì bỡ ngỡ lắm. Về kỹ thuật trình độ chỉ thực tế ngoài đồng và thực tế lai tạo chưa nhiều. Phải chọn giống, chọn dòng từ cắt vỏ trấu rồi lai, gieo ra từ vụ rồi thu hoạch rồi chọn dòng phân ly thời gian nó kéo dài khoảng 2 - 3 năm mới thuần được lúa giống”, ông Oanh cho biết.

Ông Oanh bên sản phẩm lúa mà mình phục tráng thành công có phẩm chất dẻo, thơm, màu sắc đẹp.
Ông Oanh bên sản phẩm lúa mà mình phục tráng thành công có phẩm chất dẻo, thơm, màu sắc đẹp.

Miệt mài sáng tạo

Sau thời gian tìm tòi lai tạo với sự đam mê và nỗ lực, người “kỹ sư nông dân” này đã lai tạo thành công các giống kháng rầy nâu, thân cứng ít đổ ngã, năng suất cao đáp ứng được nhu cầu người nông dân thị trường với những cái tên Long Mỹ 1 đến Long Mỹ 6. Trong đó có 4 giống đã được chuyển giao cho Trường ĐH Cần Thơ khảo nghiệm tính thích nghi ở đồng bằng sông Cửu Long.

Dù có nhiều đóng góp trong việc phục tráng, lai tạo các giống lúa chất lượng, được ngành chuyên môn và nông dân trong và ngoài tỉnh đánh giá cao thế nhưng khi triển khai nhân rộng và đưa vào sản xuất đại trà vẫn gặp nhiều trở ngại. Hiện ông chỉ có thể chuyển giao cho ĐH Cần Thơ hoặc Trung tâm giống nông nghiệp Hậu Giang khảo nghiệm giống mới và đưa ra thị trường.

Dù ước muốn việc đăng kí bản quyền và nhân rộng những giống lúa mới do mình lai tạo vẫn còn dang dở nhưng đam mê lai tạo giống lúa của người nông dân này chưa bao giờ tắt.

Sau 3 năm đằng đẵng, gieo trồng và chọn lọc đến vụ đông xuân 2017 - 2018 ông Oanh đã tiếp tục lai tạo thành công giống nếp than. Ngoài việc giữ nguyên những đặc tính nổi trội hạt gạo tròn, 2 phần tím 1 phần trắng, có mùi thơm, khi ăn dẻo.

Giống lúa nếp mà ông lai tạo có thân ngắn và thời gian sinh trưởng chỉ từ 90 đến 95 so với thời gian gieo trồng 6 tháng như trước đây. Đặc biệt, có thích nghi tốt những vùng đất gieo trồng 3 vụ, chứ không phụ thuộc vào mùa mưa nhưng giống truyền thống trước đó.

“Giống nếp than và tài nguyên lúa mùa ngày xưa làm theo thời tiết mưa mới gieo trồng, hết mưa mới thu hoạch không có chủ động trong vấn đề canh tác vụ. Bản thân suy nghĩ để cải tạo những giống lúa mùa để làm ra những sản phẩm mới phải cải tạo gống tài nguyên lại khoảng 90 - 95 ngày cho phù hợp với cánh đồng và điều kiện sản xuất hiện nay giúp bà con giảm phần công cán”.

Dù sở hữu những giống lúa với những đặc tính ưu việt, hiếm có nhưng ông vẫn chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ dừng lại. Với ông bây giờ lai tạo giống không chỉ là niềm đam mê, mà đó còn là sáng tạo ra nhiều giống lúa mới nữa để nâng cao phẩm chất thương hiệu Việt.

Ông Nguyễn Văn Dễ (50 tuổi, ngụ xã Long Bình, Thị xã Long Mỹ, Hậu Giang) cho biết: “Tôi cũng có làm vài giống rồi tôi thấy giống 10 Oanh có những ưu điểm cao hơn. Thứ nhất kháng rầy, năng suất cao cũng dễ canh tác nữa. nói chung làm lúa hạn chế sâu bệnh mình làm rất tốt. Mấy năm thử lúa 10 Oanh tôi tháy hài lòng, rất đạt”.

Ông Oanh là người đầu tiên tỉnh Hậu Giang được Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường ĐH Cần Thơ, tôn vinh danh hiệu “Nhà nông lai, chọn giống lúa và bảo tồn đa dạng sinh học” giai đoạn 1995 - 2015”.

“Đây là bài viết tuyên truyền về truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cường kích Su-24 Ukraine mang theo tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp.

'Quân đội Anh sa lầy trong khủng hoảng'

GD&TĐ - Nhiều thập kỷ cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Anh đã khiến quân đội nước này thiếu nhân sự, trang bị kém, chậm trễ trong sản xuất, nâng cấp.