Lao động Việt làm trên công trường Lybia trong đạn pháo nã liên hồi

Trưa 9/8, 25 lao động Việt Nam từ Cairo (Ai Cập) đã về đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Đây là chuyến đầu tiên đưa lao động Việt Nam làm việc tại Benghazi khu vực có giao tranh ác liệt tại (Lybia).

Các lao động Việt Nam trở về từ Lybia, có mặt tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất lúc 13 giờ chiều ngày 9-8. Ảnh: P.ĐIỀN
Các lao động Việt Nam trở về từ Lybia, có mặt tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất lúc 13 giờ chiều ngày 9-8. Ảnh: P.ĐIỀN

Số lao động này do Công ty Cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconex và Công ty Cổ phần Simco Sông Đà đưa sang Lybia.

Theo nghi nhận của phóng viên, các lao động xuống sân bay biểu lộ nét thất thần và hốc hác do hàng ngày phải làm việc và trốn tránh dưới làn đạn, pháo kích để thoát khỏi vùng giao tranh giữa Benghazi và Tripoli. 

Theo lời kể của các lao động sau ba ngày đêm bị mắc kẹt tại biên giới Ai Cập, họ mới được các cơ quan đại diện của Việt Nam tại đây hướng dẫn, mua vé máy bay để về Việt Nam. Tại đây họ phải chống chịu với điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt, ngày nắng nóng hàng chục độ nhưng ban đêm thì lạnh cóng.

Anh Sang đến Lybia làm công nhân lái xe nâng được 13 tháng cho biết, tình hình chiến sự cực kỳ bất ổn, cái sống và cái chết cận kề hàng ngày khiến công nhân làm việc tại các công trình xây dựng phải tháo chạy để bảo toàn tính mạng. 

“Ba ngày tại biên giới Ai Cập là nỗi kinh hoàng của chúng tôi. Miếng ăn, miếng uống không có lại còn bị trấn lột cướp bóc. Nhiều người đói quá phải đi lượm thức ăn ôi thiu và nước uống còn dư lại để cầm cự”, anh Sang nghẹn lời.

Anh Trần Văn Sửu, quê Hải Dương thổ lộ: "Về đến Việt Nam mới biết mình còn sống, vì tình hình chiến sự quá kinh hoàng, thời gian kéo dài trong thời gian 3 tháng qua. 

Lúc này tôi chẳng biết nói gì, vì mình đã may mắn thoát khỏi cái chết, chỉ mong nhà nước tiếp tục có phương án để đưa các anh em còn mắc kẹt bên đó về đoàn tụ gia đình”.

Một số người tranh thủ gọi về báo tin cho gia đình khi vừa xuống sân bay. Ảnh: P.ĐIỀN

Anh Đặng Bá Hợi quê Nghệ An, buồn bã nói: “Tình hình giao chiến quá ác liệt, trong lúc di tản đoàn có 28 người nhưng có 3 người bị bắt cóc, hiện chưa biết số phận họ như thế nào. Ba công nhân bị bắt có hai người quê Nghệ An, một người quê Hà Nội”.

Nhiều lao động cho biết, do áp lực công việc nên họ phải làm việc tại các công trường trong khi đạn pháo vẫn nã liên hồi.

Theo plo

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...