Theo đó, mục tiêu cụ thể được đặt ra:
Giai đoạn 1 từ năm 2021- 2023: Có ít nhất 60% trong tổng số các CBQL, GV tiêu biểu đủ tiêu chuẩn danh hiệu NGƯT được phong danh hiệu NGƯT (tương đương khoảng 30 CBQL, GV tiêu biểu được phong tặng danh hiệu NGƯT).
Giai đoạn 2 từ năm 2024 -2026: Có ít nhất 62% trong tổng số các CBQL, GV tiêu biểu đủ tiêu chuẩn danh hiệu NGƯT được phong danh hiệu NGƯT (tương đương 33 CBQL, GV tiêu biểu được phong tặng danh hiệu NGƯT).
Giai đoạn 3 từ năm 2027 -2029: Có ít nhất 65% trong tổng số các CBQL, GV tiêu biểu đủ tiêu chuẩn danh hiệu NGƯT được phong danh hiệu NGƯT (tương đương 35 CBQL, GV tiêu biểu được phong tặng danh hiệu NGƯT).
Có ít nhất 10% trong tổng số CBQL, GV trong số các nhà giáo đã được phong tặng danh hiệu NGƯT được đề nghị phong tặng danh hiệu NGND.
Kế hoạch xây dựng phát triển NGƯT, NGND được xây dựng nhằm mục đích xây dựng đội ngũ CBQL, nhà giáo tâm huyết nghề nghiệp; Sáng tạo, yêu thương, cuốn hút HS ...
Nâng số lượng các nhà giáo tiêu biểu được Nhà nước phong tặng danh hiệu NGƯT, NGND của tỉnh tương xứng với sự cống hiến và thành tích đạt được của giáo dục Lào Cai trong thời gian qua và trong giai đoạn tới.
Thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, làm việc sáng tạo hiệu quả trong đội ngũ nhà giáo, CBQL; đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương pháp giáo dục theo định hướng chung và gắn với thực tiễn giáo dục tỉnh Lào Cai…
Một số giải pháp thực hiện kế hoạch được đưa ra đó là: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp; Đổi mới công tác quản lý, nâng cao vai trò tham mưu của các nhà giáo;
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; Triển khai hiệu quả công tác thi đua khen thưởng trong toàn ngành nhằm tạo động lực cho các nhà giáo; Triển khai hiệu quả công tác truyền thông...