Theo đó, các cơ sở giáo dục, trung tâm học tập cộng đồng sẽ tập trung vào các hình thức: Tuyên truyền trên Cổng/Trang thông tin điện tử; truyền thông qua mạng xã hội; tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam;
Thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; tổ chức lồng ghép hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam kết hợp với các hoạt động khác của nhà trường.
Qua các ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam theo hình thức trực tuyến, đa dạng hoá các hình thức phát hành để đưa sách đến với giáo viên và học sinh.
Phát động phong trào đọc sách trong thư viện nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoại khóa phong phú như: giới thiệu sách, vẽ tranh theo sách, kể chuyện theo sách, viết bài cảm nhận về sách, nhận diện tác giả, tác phẩm tiêu biểu liên quan đến lịch sử, văn hóa của Việt Nam cũng như của tỉnh Lào Cai.
Khuyến khích cha mẹ học sinh đồng hành, ủng hộ các phong trào xây dựng tủ sách lớp học; tổ chức các hoạt động luân chuyển sách, báo, tài liệu và trưng bày, giới thiệu sách; xây dựng các góc đọc, thư viện cùng học.
Phát động, tổ chức các phong trào, chương trình thu gom sách, ủng hộ sách vở, hỗ trợ cho các trường học khó khăn, tạo điều kiện để học sinh vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận với nhiều loại sách hay, chất lượng.
Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tìm kiếm thông tin trực tuyến; kỹ năng tiếp nhận và sử dụng tài nguyên thông tin thông qua việc đọc; bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành thư viện cho cán bộ thư viện trường học...