Lãnh đạo các địa phương đã vào cuộc quyết liệt bảo đảm an toàn, nghiêm túc Kỳ thi THPT quốc gia

Lãnh đạo các địa phương đã vào cuộc quyết liệt bảo đảm an toàn, nghiêm túc Kỳ thi THPT quốc gia

Kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc

Bộ trưởng đề nghị các địa phương, các cơ sở giáo dục cần thực hiện các quy định, chỉ đạo để đảm bảo môi trường giáo dục, đẩy lùi bạo lực học đường, xây dựng một môi trường giáo dục an toàn 

Bộ trưởng cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan, sát sao đến các địa phương trong tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia 2019.

Đến thời điểm này, công tác tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia diễn ra nghiêm túc, an toàn. Hiên nay, các địa phương tiếp tục tục khâu chấm thi. Dự kiến đến 14/7 sẽ công bố kết quả điểm thi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết lãnh đạo các địa phương đã vào cuộc quyết liệt để bảo đảm Kỳ thi được diễn ra nghiêm túc, an toàn, thành công. Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo các địa phương tiếp tục chỉ đạo khâu chấm thi và bảo quản kết thi nhằm bảo đảm tính trung thực, khách quan, góp phần cho sự thành công trọn vẹn của kỳ thi năm nay.

Liên quan đến Chương trình GD phổ thông mới, Bộ trưởng đề nghị, các địa phương chuẩn bị các điều kiện để triển khai, áp dụng chương trình. Theo lộ trình, bắt đầu từ năm học 2020 – 2021, sẽ áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 1.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đến thời điểm này, công tác tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia diễn ra nghiêm túc, an toàn
 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đến thời điểm này, công tác tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia diễn ra nghiêm túc, an toàn

Về phía Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình GD phổ thông mới. Hiện nay, Bộ đang thẩm định các bản thảo sách giáo khoa. Mục tiêu là chọn được bộ sách giáo khoa tốt nhất để phục vụ cho chương trình GD phổ thông mới.

“Chúng tôi cũng đề nghị các địa phương đôn đốc việc xây dựng nội dung phần GD địa phương. Đồng thời chuẩn bị đội ngũ giáo viên” – Bộ trưởng đề xuất và cho biết: Vừa rồi các tỉnh tăng nóng về dân số và 5 tỉnh Tây nguyên đã tuyển dụng 23.000 giáo viên mầm non. Vì vậy, đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm túc việc rà soát, hợp đồng và biên chế để sử dụng số giáo viên trên đạt hiệu quả.

Bộ trưởng thông tin: Tới đây, Bộ sẽ ban hành chương trình rà soát toàn bộ thực trạng giáo viên và sẽ có dự báo trong những năm tới để các địa phương chủ động, cân đối giáo viên và bố trí tuyển dụng phù hợp.

Bộ cũng đã ban hành kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo lộ trình cuốn chiếu để phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ trưởng đề nghị các đơn vị, sở ngành phối hợp cùng với Sở GD&ĐT địa phương trong tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên.

Quá trình sắp xếp, dồn dịch điểm trường, đừng để học sinh đồng bào xa điểm trường quá. Ảnh minh họa: Sỹ Điền
Quá trình sắp xếp, dồn dịch điểm trường, đừng để học sinh đồng bào xa điểm trường quá. Ảnh minh họa: Sỹ Điền

Ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên, trường lớp

Cũng theo Bộ trưởng, Bộ sẽ có hướng dẫn và đề nghị các địa phương: trong quá trình sắp xếp, dồn dịch điểm trường, đừng để học sinh đồng bào xa điểm trường quá. “Chúng ta sắp xếp theo chỉ đạo của Thủ tướng, ở đâu có học sinh ở đó có giáo viên, trường lớp, theo nguyên tắc học sinh phải được gần với gia đình, trường học” – Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng, hiện nay, các địa phương đang sắp xếp trường, lớp. Do đó đề nghị lãnh đạo các địa phương chỉ đạo Sở GD&ĐT, cùng các sở ngành xây dựng đề án, có khảo sát, đánh giá căn cơ theo các chuẩn, quy chuẩn.

Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương, trong quá trình chuẩn bị các đề án đó, nên phối hợp với Bộ GD&ĐT để làm sao các đề án khi ban hành phù hợp với thực tế, bảo đảm tính khả thi; tránh việc ban hành xong đề án nhưng không đạt được như kỳ vọng.

Nhắc lại việc Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Trong đó có điều rất quan trọng là thực hiện tự chủ.

Hiện nay, có 235 trường đại học, trong đó có 38 trường thuộc khối công an, quân đội thực hiện theo quy chế riêng, còn khoảng gần 200 trường đại học phải chuyển sang cơ chế tự chủ.

Bộ đã có hướng dẫn rà soát các điều kiện để thực hiện tự chủ theo lộ trình. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng đề nghị hiệu trưởng, lãnh đạo các địa phương, cơ quan chủ quản của các trường đại học cùng phối hợp để rà soát, kiểm tra các điều kiện tự chủ. Trong đó, có việc kiện toàn hội đồng trường, một thiết chế vô cùng quan trọng.

Theo Bộ trưởng, khi cử người tham gia hội đồng trường, đề nghị chọn các cán bộ thực sự có năng lực và trách nhiệm. Tránh tình trạng cử người vào hội đồng trường mà không am hiểu dẫn đến sự hiện diện của cơ quan chủ quản trong hội đồng trường rất hạn chế và mức độ kiểm soát theo đúng chức năng, nhiệm vụ của hội đồng trường rất hạn chế.

Cùng với đó, các địa phương, cơ quan chủ quản của các trường đại học cần chỉ đạo các cơ sở giáo dục rà soát để tránh tình trạng kém chất lượng kéo dài.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.