Lạng Sơn tăng cường giúp trẻ em phát triển toàn diện, đảm bảo an sinh xã hội

GD&TĐ - Ngày 29/11, Đoàn kiểm tra của Ủy ban Quốc gia về trẻ em do Thứ trưởng Ngô Thị Minh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về thực hiện Luật trẻ em.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về thực hiện Luật trẻ em.

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Lạng Sơn hiện có trên 200 nghìn trẻ em, trong đó trẻ em dưới 6 tuổi là hơn 74.000 trẻ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là hơn 2.700 trẻ. Thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Qua đó đã đạt nhiều kết quả tích cực góp phần giúp trẻ em phát triển toàn diện, đảm bảo an sinh xã hội.

Năm 2023, Lạng Sơn có 74.739 trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế kịp thời, đạt 100%; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; có 144/200 xã, phường, thị trấn đạt xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; có 87 đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh với tổng số tiền trên 300 triệu đồng…

Toàn cảnh buổi làm việc.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Tại buổi kiểm tra, lãnh đạo UBND, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Lạng Sơn đã làm rõ một số vấn đề mà đoàn kiểm tra quan tâm như: kết quả thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em; giải pháp trang bị, bổ sung thiết chế vui chơi giải trí cho trẻ em; thiết bị phục vụ môn giáo dục thể chất trong trường học; phòng, chống bạo lực xâm hại, tai nạn thương tích cho trẻ em, mua bán trẻ em; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; hiệu quả các mô hình về chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em…

Bên cạnh đó, địa phương cũng chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn như: kinh phí dành cho các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn hạn chế; thiếu nguồn nhân lực chuyên trách về công tác trẻ em cấp cơ sở; nhiều cha mẹ, người chăm sóc trẻ em chưa nhận thức đầy đủ được trách nhiệm bảo vệ con em, thiếu kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đồng thời, địa phương cũng mong muốn các Bộ, Ban, ngành trung ương tiếp tục dành sự quan tâm, hỗ trợ xây dựng chính sách về trẻ em phù hợp với các tỉnh miền núi, biên giới còn khó khăn như Lạng Sơn.

Ông Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn.
Ông Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn.

Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh ghi nhận, đánh giá cao kết quả đã đạt được của tỉnh Lạng Sơn trong việc thực hiện Luật Trẻ em, quyền trẻ em. Thứ trưởng đề nghị, trong thời gian tới Ban Chỉ đạo bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh cần tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, truyền thông mạnh mẽ để nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị về công tác trẻ em. Dành sự quan tâm đến trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Bên cạnh đó, cần coi trọng thực hiện quyền tham gia của trẻ em ngay từ gia đình, quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em và tăng cường đầu tư thiết chế văn hóa thể thao cho trẻ em vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.