Lạng Sơn đặc biệt chú trọng phát triển học sinh dân tộc

GD&TĐ - Lạng Sơn đặc biệt chú trọng phát triển học sinh dân tộc. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp và hoàn thành chương trình GDMN đạt 100%.

Cô trò Trường Mầm non xã Đồng Thắng. Ảnh NC.
Cô trò Trường Mầm non xã Đồng Thắng. Ảnh NC.

100% xã đạt tiêu chuẩn về tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp

Để thực hiện công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tốt, Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai, thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thông qua Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục và đào tạo (BCĐĐMGDĐT) cấp tỉnh trong đó ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục kiện toàn BCĐĐMGDĐT cấp huyện, cấp xã.

Đồng thời, Sở GD&ĐT sát sao triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGD, XMC); Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách đối với CBQL, giáo viên và học sinh ở những vùng khó khăn.

Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn công tác chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch, theo dõi tiến độ thực hiện, kịp thời rút kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở.

Bên cạnh đó, phối hợp giữa ngành giáo dục và các cơ quan liên quan để tham mưu cho tỉnh về quy hoạch giáo dục, từng bước chuẩn hoá cơ sở vật chất, đẩy mạnh xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

Tiếp tục phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thực hiện công tác PCGD, XMC ở các xã biên giới.

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát công tác PCGD, XMC.

Nhờ vậy, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt 99.9%; tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình đạt 100%. Có 200/200 (100%) xã đạt tiêu chuẩn về tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp và tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN.

Hiện toàn tỉnh có 200/200 xã (trong đó có 88/88 xã ĐBKK) có trường học các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS và trung tâm học tập cộng đồng được duy trì ổn định.

Toàn tỉnh đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 trong đó: Số người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi 15 – 25 đạt 99,87%; trong độ tuổi 15 – 60 đạt 98,85%. Số người đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi 15 – 25 đạt 99,81%, trong độ tuổi 15 – 35 đạt 99,10%.

Nhìn chung, công tác PCGD, XMC của tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua đạt và vượt so với các tiêu chí được quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ- CP ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Trẻ mầm non Trường Mầm non xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.

Trẻ mầm non Trường Mầm non xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.

Tổ chức xét duyệt và thông báo công khai kết quả

Cũng theo thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn, hiện nay hệ thống các trường PTDTBT toàn tỉnh hiện có 99 trường PTDTBT với 971 lớp với 17.347 học sinh.

Theo đó, công tác rà soát địa bàn, khoảng cách học sinh từ nhà đến trường tiếp tục được quan tâm; hàng năm UBND các huyện thành lập hội đồng xét duyệt học sinh bán trú gồm đầy đủ các thành phần theo quy định; Hội đồng tổ chức xét duyệt và thông báo công khai kết quả xét duyệt.

Căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh Lạng Sơn đã cụ thể hóa đối tượng, quy định khoảng cách, địa bàn làm căn cứ cho xét duyệt học sinh hưởng chế độ bán trú.

Sở GDĐT đã có văn bản gửi UBND các huyện phối hợp trong công tác rà soát các trường bán trú và học sinh đang học tập tại các trường bán trú làm cơ sở đề xuất các chính sách hỗ trợ học sinh.

Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày của các trường PTDTBT và trường phổ thông có học sinh bán trú được thực hiện tương đối hiệu quả, phù hợp đối tượng học sinh như giáo dục kỹ năng sống, giáo dục truyền thống, văn hóa dân tộc; tổ chức ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Chất lượng giáo dục các trường PTDTBT được duy trì ổn định. Cụ thể: Cấp Tiểu học: 100% học sinh hoàn thành chương trình lớp học trong đó tỷ lệ học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt môn học Tiếng Việt, Toán đạt trên 90%.

Cấp THCS: (số liệu đánh giá đối với học sinh DTTS cấp THCS học tại các trường PTDTBT THCS, trường PTDTBT TH&THCS).

Năm học 2021-2022, ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cũng đặc biệt chú trọng đến các phòng trào như: “Giáo viên giúp đỡ đồng nghiệp tiến bộ, giúp đỡ học sinh phát triển” theo đó, số giáo viên tham gia giúp đỡ đồng nghiệp phát triển 6.884, số giáo viên được giúp đỡ 7.149; Số giáo viên tham gia giúp đỡ HS tiến bộ 12.246, số học sinh được giúp đỡ 26.260.

Đối với phong trào “Hũ gạo tình thương” huy động được 2.715.898.000 VNĐ, 29.989 kg gạo; 413 giáo viên được giúp đỡ với 264.880.000VNĐ; 12.318 học sinh được giúp đỡ với 2.209.701.000VNĐ ngoài ra còn có các hiện vật khác như: 117 chiếc xe đạp, 6 bộ thiết bị phòng vệ sinh, 847 suất quà, 183 chiếc chăn lông, 278 bộ quần áo ấm, 6.663 quyển vở …

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.