Lăng Khải Định bị xâm hại và những điều phải suy nghĩ

Lăng Khải Định bị xâm hại và những điều phải suy nghĩ

(GD&TĐ) - Lăng khải Định là một trong những lăng đẹp nhất nằm trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa cố đô Huế, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Vì vậy, việc gìn, bảo tồn di tích quan trọng này được coi là trách nhiệm chung của các cơ quan quản lý, bảo tồn văn hóa và của mọi người dân.

Thế nhưng, trong dịp Lễ quốc khánh 2/9 vừa qua, nhiều người có dịp đến thăm Lăng khải Định đã hết sức bất bình trước cảnh một số khách tham quan có những hành vi xâm hại đến di tích có giá trị văn hóa thế giới này. Lợi dụng việc ban quan lý bảo tồn cố đô Huế mở cửa tự do để du khách gần xa tham quan Lăng khải Định miễn phí trong dịp Lễ quốc khánh, nhiều khách tham quan cũng “tự do” leo trèo lên những hiện vật trong khu Lăng khải Định. Trong khi đó, các thợ ảnh trong lăng cũng “tiếp tay” cho người tham quan bằng cách hướng dẫn cho khách tháo dây bảo vệ ghế, chỉ dẫn khách tham quan ngồi lên ghế để chụp ảnh... Các thợ ảnh là những người được ban quan lý bảo tồn cố đô Huế cho phép hành nghề tại Lăng, lẽ ra chính họ phải là người có ý thức tự hào và bảo vệ di tích mang giá trị văn hóa thế giới, thì chỉ vì cái lại cá nhân, các thợ ảnh đã giúp  cho du khách xâm hại di tích, trong khi làm thiệt hại đến di sản văn hóa thế giới. 

Không chỉ có thế, tại chốn tôn nghiêm này, nhiều người còn bắt gặp cảnh khách tham quan nằm, ngồi la liệt, leo trèo lên các pho tượng.    

Cảnh nằm ngồi la liệt tại Lăng Khải Định
Cảnh nằm ngồi la liệt tại Lăng Khải Định

Điều đáng nói, trong khi du khách thản nhiên leo trèo, sờ vào hiện vật, thì không có nhân viên bảo vệ nào của Lăng có mặt để ngăn chặn các hành vi vô ý thức, thiếu văn hóa của một số du khách. 

Dù quốc khánh 2/9 đã qua, nhưng những hành vi ảnh hưởng đến khu bảo tồn văn hóa Lăng Khải Định vẫn không khỏi làm cho nhiều người phải suy nghĩ. Một năm có bao dịp lễ hội, và sẽ có bao nhiêu lần tái diễn cảnh các di tích trong khu di sản văn hóa thế giới cố đô Huế bị xâm hại? Có bao nhiêu hiện vật đã và sẽ bị lực tác động, mồ hôi của du khách làm ảnh hưởng, xuống cấp, hư hại, sứt mẻ v.v…? Bên cạnh đó, những hành vi thiếu văn hóa của một số du khách còn làm mất mỹ quan cho di tích tôn nghiêm. Đồng thời, những nguy cơ khách tham quan bị té ngã khi leo trèo trong di tích cũng là điều không thể không đặt ra. Nếu vua Khải Định được sống lại, thì hẳn những công dân có hành vi xâm hại di tích sẽ bị xử trọng tội vì tội phạm thượng. 

Cảnh leo treo lên các pho tượng
Cảnh leo trèo lên các pho tượng

Để xảy ra việc như vậy trách nhiệm phần lớn thuộc về ban quan lý khu bảo tồn cố đô Huế. Ban Quan lý di tích cố đô Huế cần kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh và tăng cường công tác bảo vệ các di sản văn hóa của nhân loại.  Hy vọng, đây cũng là kinh nghiệm chung cho các ban quản lý di tích lịch sử văn hóa khác trên cả nước trong việc bảo tồn, giữ gìn cho muôn đời sau các giá trị văn hóa và lịch sử của đất nước và thế giới, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi công dân.

Trần Xuân Mới

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường đoạn 'Chiến thắng Điện Biên' của bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh minh họa

Cây súng và ngòi bút

GD&TĐ - Nhà văn Hữu Mai (tên khai sinh Trần Hữu Mai), sinh 1926 tại phố Hàng Cấp, TP Nam Định, mất 2007 tại Hà Nội.