Lan tỏa triết lý sống làm người tử tế và phát triển văn hóa đọc

GD&TĐ - Thư viện Văn Như Cương - Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) ra đời góp phần lan tỏa văn hóa đọc, triết lý sống làm người tử tế dành cho các em học sinh.

Lãnh đạo Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) thực hiện nghi thức cắt bánh sinh nhật mừng 35 năm ngày thành lập trường.
Lãnh đạo Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) thực hiện nghi thức cắt bánh sinh nhật mừng 35 năm ngày thành lập trường.

Sáng 1/6, Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập. Tới dự có lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, đại diện các ban/ngành trên địa bàn quận cùng đông đảo thế hệ thầy và trò nhà trường.

Chia sẻ tại đây, cô Văn Thùy Dương - Phó Hiệu trưởng nhà trường nhớ lại, cuối năm 1988, nhà giáo Văn Như Cương đã viết một lá đơn xin mở trường dân lập để gửi tới lãnh đạo Bộ GD&ĐT, UBND TP Hà Nội và được đăng trên báo "Người giáo viên nhân dân" - nay là Báo Giáo dục và Thời đại.

Ngày 1/6/1989, thầy Văn Như Cương đã nhận được quyết định thành lập ngôi trường dân lập đầu tiên trong thời kỳ đổi mới. Trường Lương Thế Vinh chính thức ra đời, thầy Cương chính thức được biết đến là người đặt viên gạch đầu tiên cho giáo dục ngoài công lập kể từ khi đất nước thống nhất.

Cô Văn Thùy Dương và GS.TSKH Đỗ Đức Thái giao lưu cùng học sinh.

Cô Văn Thùy Dương và GS.TSKH Đỗ Đức Thái giao lưu cùng học sinh.

Từ lúc cả nước chỉ có một trường dân lập duy nhất thì đến nay, toàn quốc đã có 4.077 cơ sở giáo dục ngoài công lập với gần 1,9 triệu học sinh, sinh viên. Sự phát triển rất nhanh hệ thống trường ngoài công lập càng chứng tỏ nhu cầu thực sự của toàn xã hội.

Sau 35 năm thành lập, từ lúc không có một nơi ở cố định thì nay Trường Lương Thế Vinh đã có hai cơ sở khang trang, sạch đẹp và thân thiện. Từ chỗ có 800 học sinh trên một khoá thì số lượng học sinh một khoá đã đạt tối đa sức chứa của trường, lên đến hơn 4.000 em. Nhà trường tuyển chọn học sinh đủ tiêu chí và kiên quyết không tăng số lượng để giữ vững chất lượng.

Cơ sở vật chất được nhà trường đầu tư triệt để để phù hợp với nhu cầu của học sinh. Chương trình học cũng được thiết kế công phu có sơ sở khoa học dựa trên Chương trình GDPT 2018. Các hoạt động ngoại khoá vừa đủ, không lan man để học sinh có ứng dụng tốt nhất cho việc học trên lớp mà vẫn có thời gian học kiến thức theo quy định.

Những khoảnh khắc đáng nhớ của các nữ sinh Trường Lương Thế Vinh trong buổi lễ.

Những khoảnh khắc đáng nhớ của các nữ sinh Trường Lương Thế Vinh trong buổi lễ.

Những năm tới, trường chỉ nhận một hệ duy nhất, toàn bộ học sinh học bán trú tại trường. Thầy cô không chỉ giúp cha mẹ quản lý việc học mà còn giúp phụ huynh quản lý thời gian của các con, hướng dẫn các con dùng thời gian để học tập và làm việc có ích.

Tại trường các con không chỉ được học trên lớp mà các con có thể học tập tại thư viện hoặc bất cứ chỗ nào các con thấy thoải mái (vườn cây, căng tin, phòng tập). Nhà trường sẽ làm tốt hơn nữa việc dạy và học, tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập kiến thức, học để biết cách lao động và sống có trách nhiệm...

"Điều duy nhất mà Trường Lương Thế Vinh không bao giờ thay đổi, đó là triết lý giáo dục mà cố Nhà giáo Văn Như Cương đã để lại - triết lý học làm người tử tế. Nhà trường không chỉ trao nền tảng tri thức, phát triển tư duy cho học sinh mà còn rèn cho các em nhân cách, thói quen lao động và ý thức kỷ luật. Đó là phẩm chất không thể thiếu của những người đứng đầu, những người tiên phong" - cô Văn Thùy Dương nhấn mạnh.

Dưới đây là một số hình ảnh:

Đội hình xếp chữ "Lương Thế Vinh 35" của các em học sinh nhà trường.Đội hình xếp chữ "Lương Thế Vinh 35" của các em học sinh nhà trường.Đội hình xếp chữ "Lương Thế Vinh 35" của các em học sinh nhà trường.Đội hình xếp chữ "Lương Thế Vinh 35" của các em học sinh nhà trường.

Đội hình xếp chữ "Lương Thế Vinh 35" của các em học sinh nhà trường.

Tất cả cùng đứng dậy hồi tưởng, tri ân tới công lao của cố Nhà giáo Văn Như Cương - người đã đặt nền móng đầu tiên cho sự ra đời và phát triển của Trường Lương Thế Vinh.Tất cả cùng đứng dậy hồi tưởng, tri ân tới công lao của cố Nhà giáo Văn Như Cương - người đã đặt nền móng đầu tiên cho sự ra đời và phát triển của Trường Lương Thế Vinh.

Tất cả cùng đứng dậy hồi tưởng, tri ân tới công lao của cố Nhà giáo Văn Như Cương - người đã đặt nền móng đầu tiên cho sự ra đời và phát triển của Trường Lương Thế Vinh.

Những khúc ca vui tươi của tuổi học trò được cất lên từ các em học sinh.

Những khúc ca vui tươi của tuổi học trò được cất lên từ các em học sinh.

Các tiết mục do học sinh tự biên, tự diễn thu hút sự cổ vũ của đông đảo khán giả.

Các tiết mục do học sinh tự biên, tự diễn thu hút sự cổ vũ của đông đảo khán giả.

Hiện Trường Lương Thế Vinh có hơn 4.000 học sinh ở cả hai cơ sở Cầu Giấy và Thanh Trì.

Hiện Trường Lương Thế Vinh có hơn 4.000 học sinh ở cả hai cơ sở Cầu Giấy và Thanh Trì.

Từ trái qua: GS.TSKH Đỗ Đức Thái - Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên - TS Văn học Trịnh Thu Tuyết - cô Văn Thùy Dương cùng tham dự tọa đàm "Cố Nhà giáo Văn Như Cương, lá Mobius và quan điểm giáo dục trường tồn".

Từ trái qua: GS.TSKH Đỗ Đức Thái - Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên - TS Văn học Trịnh Thu Tuyết - cô Văn Thùy Dương cùng tham dự tọa đàm "Cố Nhà giáo Văn Như Cương, lá Mobius và quan điểm giáo dục trường tồn".

Những chia sẻ từ các vị diễn giả về triết lý giáo dục "sống làm người tử tế" của cố Nhà giáo Văn Như Cương để lại nhiều suy nghĩ cho các em học sinh về tinh thần trách nhiệm.

Những chia sẻ từ các vị diễn giả về triết lý giáo dục "sống làm người tử tế" của cố Nhà giáo Văn Như Cương để lại nhiều suy nghĩ cho các em học sinh về tinh thần trách nhiệm.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, Trường Lương Thế Vinh cơ sở Cầu Giấy đã tổ chức cắt băng khánh thành công trình "Thư viện Văn Như Cương".

Cũng trong khuôn khổ chương trình, Trường Lương Thế Vinh cơ sở Cầu Giấy đã tổ chức cắt băng khánh thành công trình "Thư viện Văn Như Cương".

Các đại biểu cùng tham dự triển lãm "Một đời người, một rừng cây" nói về sự nghiệp cũng như triết lý giáo dục của cố Nhà giáo Văn Như Cương.

Các đại biểu cùng tham dự triển lãm "Một đời người, một rừng cây" nói về sự nghiệp cũng như triết lý giáo dục của cố Nhà giáo Văn Như Cương.

Bức tượng sáp cố Nhà giáo Văn Như Cương tái hiện sinh động hình ảnh ông đang ngồi làm việc ngay chính giữa không gian của thư viện mang tên ông.

Bức tượng sáp cố Nhà giáo Văn Như Cương tái hiện sinh động hình ảnh ông đang ngồi làm việc ngay chính giữa không gian của thư viện mang tên ông.

Mỗi hình ảnh, thông tin tư liệu về ông đều mang ý nghĩa giáo dục cho mỗi người.

Mỗi hình ảnh, thông tin tư liệu về ông đều mang ý nghĩa giáo dục cho mỗi người.

Trong những ngày tới, nhà trường sẽ tiếp tục bổ sung thêm nhiều loại sách để phục vụ nhu cầu đọc của học sinh, thầy cô.

Trong những ngày tới, nhà trường sẽ tiếp tục bổ sung thêm nhiều loại sách để phục vụ nhu cầu đọc của học sinh, thầy cô.

Khẩu hiệu "Có chí thì nên" được đặt trang trọng tại thư viện.

Khẩu hiệu "Có chí thì nên" được đặt trang trọng tại thư viện.

Ngoài ra, các em học sinh còn được thỏa sức đam mê đọc sách của mình tại không gian bên trong và ngoài thư viện.

Ngoài ra, các em học sinh còn được thỏa sức đam mê đọc sách của mình tại không gian bên trong và ngoài thư viện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.