Lan tỏa nhiều hơn những tấm gương đẹp trong ngành giáo dục

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Những tấm gương về nghị lực vượt khó của học sinh, giáo viên nếu được báo chí đưa tin, lan tỏa sẽ là cách giáo dục hiệu quả nhất hiện nay.

Giáo viên Trường Mầm non Hương Liên (Hà Tĩnh) đưa trẻ em vùng dân tộc đến trường.
Giáo viên Trường Mầm non Hương Liên (Hà Tĩnh) đưa trẻ em vùng dân tộc đến trường.

Đồng hành cùng nhà trường giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh

Theo cô giáo Trần Thị Thanh Nga – GV Ngữ văn, Trường THPT Nghèn (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” thực sự có ý nghĩa, đã tạo sân chơi bổ ích, thu hút đông đảo các tác giả tham gia. Giải thưởng đã tôn vinh những tác phẩm, những đóng góp xuất sắc của các tác giả viết về sự nghiệp giáo dục.

Cô giáo Trần Thị Thanh Nga - GV Trường THPT Nghèn (Hà Tĩnh).

Cô giáo Trần Thị Thanh Nga - GV Trường THPT Nghèn (Hà Tĩnh).

Qua mỗi tác phẩm, các thầy cô được biết tới những mô hình giáo dục và phương pháp giảng dạy tiên tiến đang được áp dụng cả trong và ngoài nước. Từ đó, giáo viên được học hỏi, có thêm kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Ngoài ra, những tấm gương, những câu chuyện tích cực trong xã hội trên báo chí cũng là nguồn tư liệu quý mà các thầy cô có thể chọn lọc để dẫn chứng minh họa trong quá trình giảng dạy, gắn việc học với những hiện thực đời sống.

Cô giáo Thanh Nga cũng mong mỏi được đón nhận những bài viết phản ánh về vấn nạn trong học đường như: hút thuốc lá điện tử, quan hệ tình dục không an toàn, hậu quả mang thai sớm, trầm cảm, ngôn ngữ giao tiếp thiếu tính chuẩn mực, bạo lực học đường…. Và hơn hết, qua báo chí nhiều cách làm hay được chia sẻ đến các trường học, giáo viên để cùng vào cuộc giúp các em có con đường đúng đắn để trưởng thành.

Cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh Giang (GV Trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) hy vọng qua báo chí sẽ biết thêm những phương pháp dạy học hiệu quả chương Chương trình GDPT 2018.

Cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh Giang (GV Trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) hy vọng qua báo chí sẽ biết thêm những phương pháp dạy học hiệu quả chương Chương trình GDPT 2018.

Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh cũng là nội dung cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh Giang (THPT Hồng Lĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) mong nhận sự phản ánh của báo chí để có sự chung tay, phối hợp của toàn xã hội, đặc biệt từ phía gia đình.

Theo cô Quỳnh Giang, định hướng của giáo dục hiện nay là phát triển phẩm chất, năng lực của người học nên việc phát triển toàn diện cho học sinh không đơn thuần chỉ dừng lại ở môi trường trường học mà phải thật sự vào cuộc của toàn xã hội. Cần thêm nhiều bài báo phản ánh các vấn nạn học đường một cách chân thực, sinh động, chỉn chu cảnh báo đến cộng đồng.

“Bên cạnh đó, tôi cũng hy vọng các tác giả khai thác thêm những mô hình tập thể, cá nhân thực hiện tốt trong việc đổi mới phương pháp dạy học Chương trình GDPT 2018; đề cập thêm những chia sẻ của giáo viên, phụ huynh và học sinh về nội dung, chương trình giáo dục...”, cô Quỳnh Giang chia sẻ.

Tăng cường các bài viết về điển hình trong giáo dục

Thầy giáo Phan Duy Diễn – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) chia sẻ, trong thời gian qua, Báo GD&TĐ cùng nhiều cơ quan báo chí, thông tấn đã luôn có những bài viết sâu sắc phản ánh chân thực các vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục.

Là độc giả thường xuyên, bản thân thầy giáo Phan Duy Diễn cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới nhiều vấn đề của ngành giáo dục tiếp tục được phản ánh trên báo chí nhiều hơn nữa.

Thầy giáo Phan Duy Diễn – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh).

Thầy giáo Phan Duy Diễn – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh).

Trong đó có việc thực hiện Chương trình SGK 2018 và làm thế nào để có sự thống nhất trong một bộ SGK chính thống; vấn đề lương thưởng cho giáo viên; việc lạm thu các khoản đầu năm tại các cơ sở giáo dục, trường học. “Những trường hợp thu sai quy định chung thì cần có những cách thức xử lý phù hợp. Dẫu biết rằng, nhiều nhà trường rất khó khăn về tài chính nhưng nếu thực hiện đúng quy định, hợp lòng dân ắt hẳn sẽ giải quyết được”, thầy Diễn cho hay.

Cùng với đó, những mô hình hay, các hoạt động vui chơi, giải trí nhằm giải tỏa áp lực cho giáo viên trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay còn chưa được đề cập nhiều trên báo chí. Đặc biệt, cần lan tỏa những tấm gương người tốt, việc tốt của giáo viên, học sinh để giảm thiểu những điều chưa hay, chưa đẹp còn diễn ra trong giáo dục.

Theo thầy Diễn, hiện nay nhiều điểm trường, nhiều vùng khắp cả nước đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng bằng đam mê, nhiệt huyết và nhất là tình yêu thương dành cho con trẻ mà nhiều giáo viên đã vượt qua tất cả để trở thành gương sáng điển hình.

“Không những thế những tấm gương về nghị lực vượt khó của học sinh nếu được đưa tin, lan tỏa chúng tôi tin tưởng đó sẽ là cách giáo dục hiệu quả nhất hiện nay. Rất mong đời sống giáo dục sẽ tiếp tục được các cơ quan báo chí phản ánh chân thực, sinh động góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong tình hình mới”, thầy Phan Duy Diễn chia sẻ.

Cô giáo Đinh Thị Thanh Hòa - Hiệu trưởng Mầm non Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh (áo dài màu cam) mong muốn tăng cường phản ánh những tâm tư đề xuất của giáo viên miền núi.
Cô giáo Đinh Thị Thanh Hòa - Hiệu trưởng Mầm non Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh (áo dài màu cam) mong muốn tăng cường phản ánh những tâm tư đề xuất của giáo viên miền núi.

Còn theo cô giáo cô giáo Đinh Thị Thanh Hòa (Hiệu trưởng Trường Mầm non Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), giáo dục mầm non còn rất nhiều khó khăn, nhất là ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, biên giới, hải đảo. Nếu không có tình yêu thương, lòng nhiệt tình thì thật khó để đội ngũ giáo viên bám trụ với nghề.

Do đó, tôi mong rằng, báo chí sẽ tiếp tục phát hiện và đăng tải nhiều hơn những tấm gương như thế. Cùng với đó, lắng nghe những tâm tư, đề xuất của đội ngũ giáo viên góp phần tham mưu cho cơ quan chức năng có thêm chính sách đãi ngộ động viên cho đội ngũ giáo viên vùng khó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ōoku, hậu cung phiên bản Nhật Bản. Ảnh: Nippon.com

Quy tắc phòng the nghiêm ngặt của Shogun

GD&TĐ - Thời Mạc phủ Tokugawa (1603 - 1868) ở Nhật Bản, thế lực nắm quyền điều hành đất nước là các Chính di Đại tướng quân nhà Tokugawa - Shogun.
Địa điểm xây dựng Paris giả (sơ đồ bên phải).

Paris giả trong Thế chiến I

GD&TĐ - Khi máy bay Đức bắt đầu tấn công Paris trong Thế chiến thứ Nhất, một kỹ sư đã nảy ra ý tưởng đánh lừa để kẻ thù thả bom ở nơi khác thay vì thủ đô.