Lần đầu tiên chỉnh sửa gene của phôi thai

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện chỉnh sửa gene của phôi thai người, làm dấy lên nhiều ý kiến tranh cãi.
Điều chỉnh gene lần đầu tiên được thực hiện ở phôi thai người.
Điều chỉnh gene lần đầu tiên được thực hiện ở phôi thai người.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Trung Sơn, Quảng Đông, đưa vào phôi thai một enzyme có thể được "lập trình", nhằm đến mục tiêu là một gene liên quan đến rối loạn máu vốn có khả năng gây tử vong ở người. 

Họ sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene gọi là CRISPR. Trong 86 phôi được dùng trong thí nghiệm, chỉ 28 trường hợp thành công với một phần nhỏ chứa vật liệu di truyền thay thế.

"Nếu bạn muốn thực hiện với phôi thai bình thường, bạn phải cần tỷ lệ 100%, đó là lý do chúng tôi dừng lại", người đứng đầu nghiên cứu Junjiu Huang nói. Công bố trên tạp chí Protein and Cell, các tác giả cho biết việc chỉnh sửa gene đã gây ra đột biến không lường trước ở một số gene khác.

Theo IB Times, nhóm nghiên cứu lấy phôi thai từ các nhà hộ sinh ở địa phương và sử dụng những phôi thai không có khả năng sống. Tuy nhiên, các chuyên gia trên thế giới cho rằng đây sẽ là lời cảnh báo cho những thí nghiệm tương tự trong tương lai.

"Tôi tin rằng đây là báo cáo đầu tiên về trường hợp áp dụng kỹ thuật CRISPR/Cas9 đối với phôi thai người. Nghiên cứu là một dấu mốc cũng như một lời cảnh báo với bất kỳ ai nghĩ rằng công nghệ này đã sẵn sàng để thử nghiệm loại trừ gene bệnh", George Daley, một nhà sinh học tế bào gốc tại Đại học Y Harvard, nói. Ông nhận định đây là phương pháp không an toàn, không nên được thực hiện vào lúc này và có lẽ là không bao giờ.

Một nhóm ý kiến nhận định việc điều chỉnh phôi thai có thể giúp loại bỏ bệnh về gene trước khi đứa trẻ ra đời, trong khi các ý kiến phản đối cho rằng điều này vượt qua giới hạn về mặt đạo đức. 

Trên tạp chí Nature hồi tháng 2, giới nghiên cứu từng cảnh báo những thay đổi di truyền ở phôi thai có thể gây tác động khó lường cho thế hệ tương lai. 

Trong khi đó, công trình của Huang cùng cộng sự dường như đang châm ngòi cho các cuộc tranh luận, khi nhiều báo cáo khác chỉ ra thử nghiệm trên phôi thai người đang được thực hiện bí mật ở Trung Quốc.

Theo vnexpress
Cá nóc chứa nhiều dưỡng chất để sản xuất thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng từ cá nóc

GD&TĐ - Syrup từ cá nóc dùng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, viên nang giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ rối loạn chuyển hóa lipid máu...
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.