Lần đầu tiên chạy thận thành công cho bệnh nhi 5 tuổi, 12kg

GD&TĐ - Thông tin được ThS BS CKII Phan Xuân Mai -Phó Giám đốc Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện T. Ư Huế - cung cấp cho báo Giáo dục và Thời đại. 
Các bác sĩ chuyên khoa phối hợp cùng thực hiện ca chạy thận kịp thời cứu sống bệnh nhân Phạm Viết K
Các bác sĩ chuyên khoa phối hợp cùng thực hiện ca chạy thận kịp thời cứu sống bệnh nhân Phạm Viết K

Cụ thể: Được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Bệnh viện, các bác sĩ Trung tâm nhi khoa, Trung tâm tim mạch kết hợp với Khoa ghép tạng, thận nhân tạo của Trung tâm Điều trị theo yêu cầu và Quốc tế đã thực hiện thành công ca chạy thận cho bệnh nhi Phạm Viết K, 5 tuổi bị suy thận mạn giai đoạn cuối.

Thành công đầu tiên đối với bệnh nhân nhỏ tuổi có cân nặng thấp này đã mở ra một hướng mới trong việc chữa trị bệnh nhân nhi bị suy thận giai đoạn cuối tại Trung tâm nhi khoa.

Bênh nhi Phạm Viết K cân nặng 12kg, quê ở thôn Hà Úc xã Vinh An huyện Phú Vang nhập viện ngày 16/2 trong tình trạng hồng cầu máu giảm, siêu âm nhận thấy cả thận trái và phải đều teo, Lượng u rê máu tăng cao. Cùng với đó là lượng kali, creatinine tăng gấp 10 lần chỉ số cho phép, hồng cầu giảm, huyết áp cao…kết luận suy thận mạn.

Sức khỏe của cháu K hiện đã khá hơn ảnh 1
 Sức khỏe của cháu K hiện đã  khá hơn

Bệnh nhân được chỉ định chạy thận nhân tạo. Nhưng do bệnh nhân quá nhỏ tuổi và trọng lượng không đủ mức bình thường là 15kg (cháu K. chỉ 12kg) nên Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã chỉ đạo các chuyên khoa phối hợp cùng thực hiện ca chạy thận kịp thời cứu sống bệnh nhân.

Theo đánh giá của ThS. BS điều trị Nguyễn Thị Hồng Đức - Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện T. Ư Huế, hiện sức khỏe em Phạm Viết K đã tạm ổn. Cháu K đi tiểu nhiều, huyết áp ổn. trong tuần tới sẽ phối hợp với Khoa Ngoại Lồng ngực Tim mạch đặt cầu tay (tạo cầu nối động tĩnh mạch) cho em để việc chạy thận được thường xuyên. 

Hai mẹ con cháu Phạm Viết K tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện T.Ư Huế ảnh 2
 Hai mẹ con cháu Phạm Viết K tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện T.Ư Huế

Được biết bố mẹ cháu Phạm Viết K là chị Đỗ Thị Nhung và anh Phạm Viết Hoài đều là những lao động nghèo, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Anh Phạm Viết Hoài làm thợ hồ còn chị Nhung không có việc làm, nên việc chạy thận lâu dài của cháu Phạm Viết K là  vô cùng khó khăn. 

Tác nhân chính gây đau mắt đỏ tại TPHCM là biến thể virus Coxsackie A24. Ảnh minh họa

'Thủ phạm' gây đau mắt đỏ

GD&TĐ - Biểu hiện thường gặp nhất khi bị đau mắt đỏ do virus Coxsackie A24 là viêm kết mạc xuất huyết, mắt đỏ nhiều, có đốm máu ở phần kết mạc.
Ảnh minh họa: ITN

Câm điếc bẩm sinh

GD&TĐ - Trẻ em vừa cất tiếng khóc chào đời thường được ví là những thiên thần bé nhỏ.