Làm thế nào để trẻ 3-4 tuổi biết cách chia sẻ

Chia sẻ là bài học các bà mẹ cần dạy con càng sớm càng tốt bởi trẻ nhỏ sẽ dễ làm quen, thích nghi hơn. Hãy dần để trẻ biết cách thể hiện sự nhường nhịn và chia sẻ.

Làm thế nào để trẻ 3-4 tuổi biết cách chia sẻ

Hành động của trẻ ở tuổi này

Khi trẻ thấy chiếc xe tải đồ chơi của mình trên tay một người bạn sẽ giằng lấy và hét lên: “Đây là của tớ chứ!”. Khi cha mẹ can thiệp vào cuộc tranh giành thì bé sẽ tiếp tục không đồng ý khi người bạn vẫn tiếp tục chơi đồ chơi của bé.

Cách hành xử này hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Nếu thử quan sát đám trẻ đang chơi cùng nhau, bạn sẽ nhận ra rằng con mình không phải là đứa trẻ duy nhất tỏ ra như vậy.

Các bé 3-4 tuổi có thể bỏ ra hàng giờ mỗi ngày để chơi cùng những đứa trẻ khác. Các bé có thể thay phiên nhau chơi các đồ chơi và không đặt mình làm trung tâm như lúc nó một hoặc hai tuổi.

Tuy nhiên bé vẫn khá bốc đồng và chưa biết kiên nhẫn. Vì vậy khi phải chờ đợi đến lượt để chơi đồ chơi yêu thích quả là một thử thách khó khăn với bé.

day-con-chia-se-blogtamsuvn (2)

Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ mẫu giáo thích vẽ tranh tặng thầy cô giáo, làm quà cho bố mẹ hay chia sẻ đồ ăn vặt với bạn bè. Vì vậy cha mẹ hãy dần dần “gieo hạt giống chia sẻ” trong bé bằng cách động viên bé cho đi, khuyến khích tính rộng lượng, biết nhường nhịn ở bé.

Điều cha mẹ nên làm để dạy trẻ biết chia sẻ, nhường nhịn

Biến chia sẻ thành niềm vui

Dạy trẻ chơi các trò chơi mà người chơi phải đoàn kết cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung. Ví dụ như giải câu đố cùng nhau, lần lượt đoán để tìm ra đáp án.

Ngoài ra các hoạt động thường ngày cũng dạy bé cách biết thứ tự lần lượt. Đơn giản như việc 2 mẹ con đọc sách, mẹ giở 1 trang sách, đến trang sau bé giở, rồi trang tiếp theo lại đến lượt mẹ giở; bé ôm bạn gấu bông một phút, rồi lại đến lượt mẹ ôm gấu bông;…

Các trò chơi này giúp bé quen dần với việc chia sẻ cho người khác và chờ đến lượt mình. Bé sẽ dần nhận ra rằng chia sẻ là một việc rất vui và mình đưa cho người khác cái gì đó không có nghĩa là mình sẽ mất hẳn.

Đừng phạt khi bé ích kỷ

Nếu bạn mắng bé ích kỷ và không cho bé chơi đồ chơi yêu thích, hay thậm chí bắt bé phải đưa món đồ chơi đó cho bạn khác thì bạn sẽ vô tình nuôi dưỡng sự oán giận và làm bé càng không muốn chia sẻ hơn. Sự khích lệ đối với trẻ sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn trách mắng.

Dàn xếp và giảng giải cho bé

Khi các bé cãi nhau và giành giật đồ chơi, hãy giảng giải giúp chúng hiểu. Nếu bé giữ riêng đồ chơi cho riêng mình, hãy phân tích cho bé biết người bạn kia sẽ cảm thấy như thế nào.

Ví dụ như “Bạn John cũng rất thích chiếc xe đó, bạn ấy chỉ muốn mượn nó một chút thôi”. Khi bé không muốn chia sẻ, hãy hỏi lý do thay vì vội vàng trách mắng bé.

day-con-chia-se-blogtamsuvn (1)

Tôn trọng quyền sở hữu của bé

Hãy hỏi bé trước khi mượn dùng bất kỳ đồ vật nào và bảo các bé khác cũng làm như vậy. Và khi mượn đồ của bé cũng phải giữ gìn cẩn thận. Bé sẽ không muốn chia sẻ nữa nếu đồ vật cho mượn lại bị hỏng hóc khi trả lại cho bé.

Làm gương tốt cho bé

Để khuyến khích tính hào phóng của bé, bản thân bạn cũng phải trở nên hào phóng. Nếu bé xin bạn một miếng kem, hãy sẵn lòng cho đi. Thỉnh thoảng, hãy mua 1 gói bánh hoặc trái cây rồi mang đến lớp chia cho các bạn của bé, hoặc cùng bé mang đi biếu ông bà, tặng hàng xóm hay chia cho các trẻ khác trong khu nhà.

Hãy cho bé chút tiền lẻ để cho người ăn xin, hoặc cùng bé ngồi soạn lại những món đồ cũ của cả nhà không dùng đến nữa để mang cho những người có hoàn cảnh khó khăn – nếu có điều kiện hãy đưa bé đi cùng. Quan trọng nhất là cần để cho bé thấy bố mẹ biết nhường nhịn, thỏa hiệp và chia sẻ với nhau và với người khác.

Theo Phununews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ