Nhận biết sớm những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em là cách tốt nhất để các bậc phụ huynh có thể tìm ra biện pháp điều trị phù hợp và nhanh chóng, không để bệnh đến giai đoạn nguy kịch với những biến chứng khó lường mới bắt đầy chữa trị.
Trẻ bị sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột, đối với trẻ nhỏ có thể có co giật do sốt cao, hốt hoảng. (Ảnh minh họa)Triệu chứng bệnh
Sốt: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt liên tục, kéo dài. Cách tính ngày bệnh trong SXH: ngày đầu tiên của sốt được tính là ngày thứ 1 của bệnh.
Sốt kèm mệt mỏi, chán ăn, đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.
Xuất huyết: thường xuất hiện từ ngày thứ 2 của bệnh, xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết do tiêm chích. Khi xuất huyết xảy ra nhiều nơi sẽ có biến chứng nặng.
Xuất huyết ngoài da: biểu hiện dưới dạng chấm xuất huyết hoặc vết bầm máu, vị trí thường gặp là mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân.
Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, chảy máu nướu, xuất huyết kết mạc mắt, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài.
Xuất huyết đường tiêu hóa: nôn ra máu, tiêu ra máu.
Các triệu chứng khác: đau người, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đối với trẻ nhỏ có thể có co giật do sốt cao, hốt hoảng.
Có những bệnh nhi vào thời điểm ngày 6,7 của bệnh, hết sốt và bệnh hồi phục, ăn uống tốt, đặc biệt xuất hiện mẫn đỏ ngứa ở tay chân, làm phụ huynh lo lắng đưa trẻ đến bệnh viện nhưng được các bác sĩ giải thích đây là đang phục hồi.
Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà
Những trường hợp trẻ sốt xuất huyết được bác sĩ cho điều trị ngoại trú hay tại nhà, quý phụ huynh cần biết cách chăm sóc trẻ, trong đó không thể bỏ qua khâu hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Hạ sốt đúng cách cho trẻ
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol loại đơn chất, với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4- 6 giờ một lần nếu trẻ sốt ≥ 380C (Lưu ý: Chỉ cho uống theo đơn thuốc và chỉ định của bác sĩ điều trị).Lau mát cho trẻ bằng nước âm ấm khi trẻ sốt cao khó chịu, để tránh biến chứng sốt cao gây co giật cho trẻ.