Tiếp bài Bất thường vụ cán bộ xã trúng đấu giá 23 lô đất tại Nghệ An:

Làm rõ trách nhiệm các bên liên quan

GD&TĐ - Trong số 56 lô đất được UBND huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đấu giá thì 2 cha con ông Nguyễn Văn Trọng trúng 43 lô với trị giá hàng chục tỉ đồng.

Khu quy hoạch đấu giá quyền sử dụng 56 lô đất ở xã Quỳnh Hưng.
Khu quy hoạch đấu giá quyền sử dụng 56 lô đất ở xã Quỳnh Hưng.

Trong số 56 lô đất được UBND huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đấu giá thì 2 cha con ông Nguyễn Văn Trọng, cán bộ Tài chính - Kế toán xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu trúng 43 lô với trị giá hàng chục tỉ đồng.

Cha con cùng đấu trúng 43 lô đất

Liên quan đến việc ông Nguyễn Văn Trọng, cán bộ Tài chính - Kế toán xã Quỳnh Bá trúng đấu giá 23 lô đất với tổng giá trị hơn 30 tỉ đồng (như Báo GD&TĐ số 165, ra ngày 12/7 đã thông tin), UBND huyện Quỳnh Lưu đã có thông báo không công nhận kết quả đấu giá.

Lý do, ông Nguyễn Văn Trọng là em ruột của ông Nguyễn Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Văn Quý là người trực tiếp ký văn bản phê duyệt giá, giá khởi điểm 56 lô đất (vi phạm Điểm b, Khoản 4, Điều 38, Luật Đấu giá tài sản năm 2016).

Theo ông Ngô Đình Quang - Giám đốc Công ty Đấu giá hợp danh Quang Công Minh, tại buổi đấu giá ngày 20/6, ngoài ông Trọng đấu trúng 23 lô đất thì còn có một người tên N.V.T. trúng 20 lô đất. Điều đáng ngạc nhiên, người đàn ông tên T. chính là con ruột của ông Trọng.

Liên quan đến sự việc, ông Nguyễn Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết, buổi đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu gián tiếp, vì thế không có chuyện ưu ái cho người nhà. Người nào bỏ giá cao hơn thì người đó trúng đấu giá và không thể dàn xếp.

Theo ông Quý, kết quả kiểm phiếu của em trai mình trả giá rất cao so với mọi người. Có lô trả cao hơn từ 300 - 400 triệu đồng và có lô trả cao hơn từ 600 - 700 triệu đồng. Vì một người tham gia đấu giá không giới hạn số lượng lô đất nên những người làm bất động sản có thể mua cả khu đất, sau đó bán lại.

“Người dân ở xã Quỳnh Hưng nhiều nhà khá giả. Các con chú Trọng làm ăn, kinh doanh ở Hà Nội có điều kiện. Bản thân chú Trọng thì không thể có nhiều. Tiền hoàn toàn là của các con chú Trọng”, ông Quý khẳng định.

Vị Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu cũng cho rằng, quá trình tham gia đấu giá, mặc dù là anh em nhưng ông Trọng không nói hay hỏi ý kiến nên bản thân ông Quý không biết để hướng dẫn, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Ông Quý còn cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, kết quả đấu giá đất tại huyện Quỳnh Lưu đạt rất thấp, chỉ hơn 280 tỉ đồng. Vừa qua toàn huyện tổ chức bán đấu giá đất ở 5 xã, tuy nhiên, nhiều xã như Sơn Hải, Quỳnh Lâm, Quỳnh Giang… tổ chức đấu giá nhưng kết quả không như mong đợi. Đơn cử như tại xã Quỳnh Giang có 85 lô đất đấu giá, bán 2 đợt được 19 lô; xã Quỳnh Thuận chỉ bán được 3 lô.

Riêng tại xã Quỳnh Hưng, trong tháng 6 địa phương này thông báo 2 buổi đấu giá 79 lô đất nhằm tăng ngân sách, tạo nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển địa phương.

Phiên đấu giá ngày 20/6 tại hội trường UBND xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Phiên đấu giá ngày 20/6 tại hội trường UBND xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Làm rõ trách nhiệm công ty đấu giá

Theo UBND huyện Quỳnh Lưu, ngày 30/5, địa phương ký kết hợp đồng với Công ty Đấu giá hợp danh Quang Công Minh (trụ sở tại phường Quỳnh Thiện, TX Hoàng Mai, Nghệ An) để thực hiện đấu giá 56 lô đất ở tại xã Quỳnh Hưng.

Phiên bỏ phiếu và công bố giá diễn ra vào sáng 20/6 được tổ chức công khai, dưới sự giám sát của Tổ giám sát đấu giá và đại diện chính quyền địa phương.

Có 56 lô đất (tổng diện tích gần 11.570 m2) giá khởi điểm gần 59,8 tỉ đồng được bán thành công với số tiền hơn 85,6 tỉ đồng (tăng 25,8 tỉ đồng; đạt tỷ lệ 42,7%).

Sau phiên đấu giá ngày 20/6, UBND huyện Quỳnh Lưu nhận được phản ánh với nội dung có người không thuộc đối tượng tham giá đấu giá, nhưng vẫn bỏ phiếu trả giá và được công nhận. Huyện Quỳnh Lưu đã chỉ đạo Tổ giám sát đấu giá phối hợp với các phòng, ngành liên quan xác minh, làm rõ thông tin phản ánh.

Vào ngày 28/6, Tổ giám sát có Báo cáo số 09/BC-TGS gửi UBND huyện, trong đó đã báo cáo việc ông Nguyễn Văn Trọng là em ruột của người ký quyết định phê duyệt giá khởi điểm các lô đất nêu trên.

Đến ngày 3/7, UBND huyện Quỳnh Lưu kết luận, phiên đấu giá các lô đất ở tại xã Quỳnh Hưng thực hiện diễn ra khách quan, đúng trình tự thủ tục luật định. Tuy nhiên, do đấu giá viên đã không kiểm tra, rà soát kỹ tư cách khách hàng tham gia đấu giá nên để xảy ra sự việc.

Vì vậy, UBND huyện Quỳnh Lưu không công nhận kết quả trúng đấu giá đối với 23 lô đất này. Đồng thời, UBND huyện Quỳnh Lưu chỉ đạo các phòng liên quan và UBND xã Quỳnh Bá chỉ đạo ông Nguyễn Văn Trọng có báo cáo giải trình cụ thể sự việc và tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm.

Quyết định phê duyệt giá đất cụ thể, giá khởi điểm của UBND huyện Quỳnh Lưu do ông Nguyễn Văn Quý ký.

Quyết định phê duyệt giá đất cụ thể, giá khởi điểm của UBND huyện Quỳnh Lưu do ông Nguyễn Văn Quý ký.

Bên cạnh đó, đề xuất hình thức xử lý (nếu có) do không tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật khi tham gia đấu giá để xảy ra vi phạm, gây ảnh hưởng đến kết quả phiên đấu giá, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân công chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan.

Ngoài ra, UBND huyện Quỳnh Lưu cũng giao Công ty Đấu giá hợp danh Quang Công Minh báo cáo giải trình rõ trách nhiệm trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục đấu giá để xảy ra sai lỗi. Đồng thời, công ty này được yêu cầu thực hiện lại quy trình để đấu giá lại 23 lô đất này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...