Quảng Trị hủy bỏ kết quả trúng đấu giá quyền khai thác 6 mỏ đất

GD&TĐ - UBND tỉnh Quảng Trị hủy kết quả trúng đấu giá quyền khai thác 6 mỏ đất, dù doanh nghiệp đấu cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm.

Hiện Quảng Trị vẫn thiếu đất san lấp khi thực hiện các dự án do đất tăng giá.
Hiện Quảng Trị vẫn thiếu đất san lấp khi thực hiện các dự án do đất tăng giá.

Ngày 12/5, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, đã ban hành quyết định hủy kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn.

Theo đó, UBND tỉnh hủy bỏ kết quả trúng đấu giá quyền khai thác 6 mỏ đất của các doanh nghiệp, gồm: Công ty CP Trường Danh, Công ty TNHH AT Duy Hoàng, Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Thăng, Công ty TNHH MTV Tiên Tiến, Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng Á Đông HPP, Công ty TNHH Lê Thanh DKT.

Trong 6 mỏ đất bị hủy kết quả trúng đấu giá, các doanh nghiệp đều đấu trúng với giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm. Cụ thể, Công ty CP Trường Danh tham gia đấu giá mỏ đất Phong Bình 1 (thuộc xã Phong Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) với diện tích 25ha, dự báo có 1,1 triệu m3 đất san lấp, giá khởi điểm 921,8 triệu đồng, đấu trúng với giá gần 31 tỷ đồng, cao hơn 30 lần so với giá khởi điểm.

Mỏ đất Triệu Ái 3 (thuộc xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong) với diện tích 10ha, Công ty TNHH AT Duy Hoàng trúng đấu giá với giá lên tới hơn 2,3 tỷ đồng, gấp 10 lần; Mỏ đất Trung Sơn 1 (xã Trung Sơn, huyện Gio Linh), diện tích 9,3ha, dự báo trữ lượng 470.000 m3, giá khởi điểm 393,9 triệu đồng, Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng Á Đông HPP (trụ sở ở Thành phố Hà Nội) trúng đấu với giá hơn 2 tỷ đồng, cao gấp 5 lần giá khởi điểm;

Mỏ đất làm vật liệu san lấp Hải Chánh (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng) có diện tích 25,2ha, dự báo trữ lượng 3 triệu m3, giá khởi điểm hơn 2,5 tỷ đồng, Công ty TNHH Lê Thanh DKT trúng đấu với giá hơn 20,4 tỷ đồng, cao gấp 8 lần giá khởi điểm…

Trước đó, cuối tháng 8/2022, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành 16 quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác 16 mỏ đất trên địa bàn tỉnh. Và yêu cầu các doanh nghiệp trúng đấu giá phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản trước ngày 16/2/2023.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu Sở TN&MT tỉnh hướng dẫn, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản và trình UBND tỉnh cấp phép theo quy định để các mỏ đất sớm hoạt động, đáp ứng nhu đất san lấp của các công trình trên địa bàn.

Tuy nhiên, hết thời gian quy định, có 6 doanh nghiệp không nộp hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản theo yêu cầu. Vì vậy, UBND tỉnh quyết định hủy kết quả trúng đấu giá quyền khai thác 6 mỏ đất của 6 doanh nghiệp đấu giá trúng nói trên.

Thời gian qua tình trạng khai thác đất trái phép vẫn diễn ra nhiều nơi.

Thời gian qua tình trạng khai thác đất trái phép vẫn diễn ra nhiều nơi.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, sau khi hủy kết quả trúng đấu giá quyền khai thác 6 mỏ đất, tỉnh giao Sở TN&MT thực hiện các thủ tục để tổ chức đấu giá lại theo quy định. Bên cạnh đó, địa phương sẽ lưu ý, không để 6 doanh nghiệp bị hủy kết quả trúng đấu giá quyền khai thác mỏ tham gia đấu giá các mỏ đất khác.

Đại diện một doanh nghiệp cho biết, sau khi trúng đấu giá, công ty gặp nhiều khó khăn, do không giải tỏa được mặt bằng. Nguyên nhân là phần đất rừng đang trong khu vực tranh chấp nhiều năm, chưa được giải quyết dứt điểm. Nhiều lần công ty làm việc với chính quyền và người dân nhưng vẫn chưa thống nhất.

Một lý do khác doanh nghiệp này đưa ra là sau khi trúng đấu giá, doanh nghiệp phải thỏa thuận bồi thường với người dân có quyền sử dụng đất. Rất nhiều trường hợp người có quyền sử dụng đất “đòi” bồi thường quá cao, doanh nghiệp đành “bó tay” do giá bồi thường bị đẩy lên hàng tỷ đồng mỗi ha.

Theo Sở TN&MT tỉnh, trên địa bàn tỉnh đang có 3 mỏ đất và mỏ đá có trữ lượng đất làm vật liệu san lấp đã được cấp phép khai thác với tổng trữ lượng khoảng 2,95 triệu m3; hiện tại mới chỉ khai thác khoảng 186.000m3. Ngoài ra, tỉnh đã cấp phép nạo vét lòng hồ và tận thu đất làm vật liệu san lấp tại 27 hồ thủy lợi, nhưng chỉ tiến hành nếu thời tiết thuận lợi.

Trong lúc đó, nhu cầu sử dụng đất làm vật liệu san lấp năm 2023 ước tính khoảng 4,2 triệu m3. So với tổng khối lượng đất từ 3 mỏ đã cấp phép, thu hồi từ nạo vét lòng hồ và nguồn đấu giá theo tính toán của Sở TN&MT khoảng 31,355 triệu m3, trên lý thuyết có thể đáp ứng được.

Tuy nhiên, thực tế, các doanh nghiệp vẫn thiếu đất san lấp khi thực hiện các dự án, do đất tăng giá vì quãng đường từ mỏ đất đến công trình khá xa, chất lượng đất đắp không phù hợp với thiết kế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.

Đón xem kết quả xsmb siêu chuẩn