Làm gì nếu trở thành... F0 tại gia

GD&TĐ - Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, bất cứ người nào cũng đều có thể mắc bệnh.

Nhân viên y tế hỗ trợ điều trị F0 tại nhà. Ảnh minh họa
Nhân viên y tế hỗ trợ điều trị F0 tại nhà. Ảnh minh họa

Những người do hoạt động sống mà đi lại nhiều, tiếp xúc nhiều thì nguy cơ mắc bệnh lại càng gia tăng. Chuẩn bị cho mình một kịch bản nếu trở thành... F0 thì khi lâm vào tình huống rủi ro này thấy không có gì quá bất ngờ và tồi tệ...

Khi có người là F0 trong nhà

Trong những giai đoạn trước, khi dịch Covid-19 bùng phát, tất cả những người mắc bệnh - được gọi là đối tượng F0 đều phải cách ly, theo dõi và điều trị tại một đơn vị tập trung nào đó. Hiện nay, một người là đối tượng F0, nếu gia đình có đủ điều kiện về cơ sở vật chất thì được cho cách ly tại nhà dưới sự giám sát của Ban phòng chống dịch địa phương và y tế cơ sở.

Những người được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 trở thành bệnh nhân mắc Covid-19. Các biểu hiện bệnh lý của họ cũng không hoàn toàn giống nhau. Có người gần như không có biểu hiện nào ngoài trừ cái xét nghiệm dương tính.

Có người với vài dấu hiệu nhẹ nhàng như chảy mũi, ho khan, mỏi chân tay. Cũng có những người sốt, mất mùi, mất vị, cảm giác thở khó hay thở khó thật sự và thậm chí tử vong. Nghĩa là diễn biến của bệnh Covid-19 có thể diễn ra từ rất nhẹ nhàng đến rất phức tạp.

Những người bệnh nặng cần được can thiệp sâu và chăm sóc đặc biệt tất nhiên phải tập trung điều trị ở những bệnh viện, bệnh viện dã chiến có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết với đội ngũ y tế có tay nghề cao và đã được huấn luyện cách chăm sóc người bệnh Covid-19.

Các trường hợp mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc có các biểu hiện bệnh lý từ mức độ nhẹ đến vừa, nếu được đánh giá là gia đình có đủ điều kiện cơ sở vật chất như phòng ngủ và toilet riêng thì cho thực hiện cách ly, theo dõi điều trị tại nhà dưới sự chăm sóc và giám sát của các nhân viên y tế cơ sở và Ban phòng chống dịch địa phương.

Sau đây là những điều cần làm ngay khi có F0 được xác định... tại gia:

- Tất cả mọi người trong gia đình đều phải thực hiện ngay các biện pháp phòng vệ như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, luôn sát khuẩn hoặc rửa tay bằng xà phòng, không tập trung lại với nhau.

- Bố trí phòng ngủ có toilet riêng và khu vực sinh hoạt riêng với đầy đủ đồ dùng cần thiết riêng cho người F0 sử dụng.

- Mọi người trong nhà đều được lấy mẫu xét nghiệm dưới sự hướng dẫn thực hiện của y tế cơ sở để xác định tình trạng hiện tại.

- Thu thập các số điện thoại cần thiết như số điện thoại y tế địa phương, bác sĩ tư vấn, Ban phòng chống dịch, gọi xe cấp cứu...

- Giữ liên lạc thường xuyên với bạn bè và người thân khác để chuyện trò, trao đổi, chia sẻ trong ý niệm tinh thần về những điều tốt đẹp nhất sẽ đến.

Những người trong gia đình tiếp xúc gần, nếu xét nghiệm âm tính thì họ chỉ là đối tượng F1. Những người F1 này có trách nhiệm quan tâm chăm sóc lẫn nhau và chỉ cử một người chăm sóc F0.

Trừ những trường hợp đặc biệt như trẻ em quá nhỏ, người quá già hoặc không thể tự phục vụ được thì các F1 trong nhà cũng cần cách ly riêng rẽ với nhau. Đến bữa, phần ai nấy ăn trong phòng riêng hoặc trong một khoảng cách an toàn. Tránh cùng ngồi bàn ăn chung với nhau.

Riêng người được cử chăm sóc F0, luôn có ý thức phòng vệ đề phòng lây nhiễm như đeo khẩu trang, sử dụng tấm chắn, găng tay và thậm chí là đồ bảo hộ y tế. Và tốt nhất, người này cũng hạn chế tối đa sự tiếp xúc với những người còn lại trong nhà.

- Trong suốt thời gian cách ly theo dõi điều trị tại nhà, người F0 tuyệt đối không rời khỏi vị trí “phòng thủ” của mình để tránh sự lây lan cho cộng đồng.

- Việc sử dụng thuốc men của người F0 nếu cần, nhân viên y tế cơ sở sẽ cung cấp, hướng dẫn và kiểm soát.

- Người F0 cần có tinh thần lạc quan, vui vẻ, ăn ngủ đúng giờ, chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng và siêng năng vận động qua các bài tập thể dục, yoga, ngồi thiền, tập thở, chạy tại chỗ... nhằm rèn luyện và nâng cao thể lực.

- Người F0 hoặc người hỗ trợ theo dõi diễn biến của bệnh. Gồm đo thân nhiệt (2 lần/ngày), thực hiện khai báo cập nhật thông tin lên mạng mỗi ngày (tùy điều kiện và sẽ được hướng dẫn cụ thể bởi nhân viên y tế cơ sở). Thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ theo quy định.

Tự dùng thuốc và theo dõi

F0 điều trị tại nhà cần lưu ý. Ảnh minh họa.

F0 điều trị tại nhà cần lưu ý. Ảnh minh họa.

Người F0 cách ly theo dõi và điều trị tại nhà tự dùng thuốc điều trị trong các tình huống thấy sốt trên 38,5°C, nhức đầu, đau nhức mình mẩy cơ khớp. Người lớn dùng 1 - 2 viên Paracetamol 500mg.

Có thể lặp lại sau 4 - 6 giờ nếu cần. Trẻ em dùng theo hướng dẫn trên bao bì của thuốc căn cứ tuổi hoặc cân nặng. Nói chung, liều dùng cho trẻ là 10 – 15 mg/kg/lần. Có thể lặp lại sau mỗi 4 - 6 giờ nếu cần.

Lưu ý ở người bị sốt cần uống nhiều nước, nước trái cây hoặc gói thuốc muối ORESOL (nếu có). Thông báo cho nhân viên y tế có trách nhiệm liên lạc theo dõi biết khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.

Dùng các loại thuốc giảm ho theo đơn, hoặc dùng các bài thuốc dân gian về cây lá nếu bệnh nhân hoặc người nhà biết cách sử dụng. Dùng dung dịch súc rửa họng vài lần trong ngày.

Dùng nước muối hoặc bình xịt để súc rửa mũi vài lần trong ngày, nhất là khi nước mũi chảy ra quá nhiều làm bít tắc mũi.

Các dấu hiệu cần gọi hỗ trợ y tế

Người lớn bị F0 nếu thực sự khó thở, hụt hơi, thở hổn hển, môi nhợt nhạt, tím tái, vã mồ hôi lạnh thì phải báo ngay cho nhân viên y tế biết. Riêng trẻ em, đánh giá sự khó thở qua các biểu hiện như: Thở khò khè, thở nhanh, gấp gáp; Lồng ngực bị rút lõm; Cánh mũi phập phồng. Nếu được trang bị máy đo chỉ số bão hòa oxy sẽ thấy báo < 96%. Cần báo ngay với nhân viên y tế khi ghi nhận con số này.

Rác thải, vệ sinh phòng ngủ và thân thể

Rác thải từ người F0 phải được đựng trong bao bì riêng và được thu gom bởi các xe chuyên dụng để mang đến điểm tập kết xử lý, nhằm mục đích hạn chế sự lây lan bệnh dịch ra cộng đồng.

Phòng ở và nơi sinh hoạt của người F0 cần tách biệt với những người khác trong gia đình. Không để hướng gió thổi từ phía người bệnh về khu vực của những người còn lại. Do đó cần chú ý hướng quạt máy sử dụng.

Người F0 nói riêng và những người khác trong gia đình nói chung cần thường xuyên sát khuẩn tay bằng các loại dung dịch sát khuẩn hoặc rửa tay bằng xà phòng.

Cần chú ý thời điểm rửa tay trước và ngay sau khi tiếp xúc, trước và ngay sau khi chế biến thức ăn, ăn uống, vệ sinh cá nhân và đặc biệt là sau khi xì mũi, hắt hơi che tay. Khăn lau và quần áo của người F0 cần ngâm 1 - 2 giờ trước khi giặt.

Quét dọn sạch sẽ và phòng ngủ của người cách ly cần được lau bằng dung dịch sát khuẩn 2 lần/ngày. Cửa chính và các cửa sổ cần được mở cho thông thoáng. Hạn chế tối đa việc sử dụng điều hòa và đóng kín cửa phòng ngủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.