Làm gì khi sống cùng “bạo chúa“?

Các nhà tâm lý đều khuyên phụ nữ khi bị bạo hành thì điều đầu tiên họ cần phải biết là đừng hy vọng rằng một ngày đẹp trời nào đó người chồng sẽ thay đổi và sẽ chấm dứt đòn roi hay đấm đá. Sau cái tát đầu tiên sẽ tới cái thứ hai và thứ ba…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

May mắn thay là cho đến thời điểm hiện tại thì chẳng còn mấy ai tin rằng “Đánh đập là một cách thể hiện tình yêu”. Thế nhưng dù vậy người ta vẫn chưa tìm ra cách giải quyết vấn đề này một cách triệt để như thế nào. 

Có lẽ chính vì thế mà những nạn nhân của tệ nạn này giờ đây vẫn giống y như 30 năm trước luôn cố gắng che dấu mọi việc, đó là chưa kể có một số người khác lại còn kết luận theo kiểu hết sức yếm thế: 

Để cho bị đánh như thế, chính mình cũng có lỗi. Và vì thế mà các nhà khoa học vẫn luôn cố gắng tìm hiểu xem ai thật sự là người có lỗi và làm sao giải quyết được vấn đề này?

Có những số liệu thống kê hết sức đáng buồn khiến chúng ta phải quan tâm giải quyết vấn đề này: Trên toàn thế giới luôn có hàng triệu phụ nữ phải cam chịu bạo hành gia đình. 

Chính vì thế mà từ suốt 15 năm qua OOH đã tổ chức những chiến dịch phòng chống bạo hành với phụ nữ và năm nay hoạt động này đã diễn ra từ ngày 25 tháng 11 tới ngày 10 tháng 12. Mục tiêu của nó là nâng cao nhận thức về vấn đề bạo hành gia đình.

Trả lời câu hỏi: Như thế nào thì được coi là bạo hành gia đình, ý kiến của xã hội và các chuyên gia có phần khác nhau: Theo cách hiểu của số đông thì bạo hành gia đình là một hành động mang tính tác động vật lý, là sự đánh đập bằng tay chân và các dụng cụ. 

Trong khi đó, các nhà khoa học thì bao gồm vào đó cả hiện tượng đàn áp về tâm lý của những người chồng – bạo chúa với người vợ của mình. “Hình thức bạo hành này diễn ra thường xuyên hơn và dưới nhiều hình thức khác nhau bắt đầu từ sự la hét, chửi bới, sỉ nhục, hạ thấp cho tới cả việc chế nhạo, coi thường vợ mình” – Nhà tâm lý học người Mỹ Michael Horse, người đứng đầu của một Trung tâm nghiên cứu tâm lý phát biểu.

Người ta thường ít khi nói đến bạo lực tinh thần nhưng theo các nhà chuyên môn thì đó chính là những bước đầu tiên của bạo hành thể xác. 

Thực tế cho thấy rằng trước khi người chồng giơ tay lên đánh vợ mình , anh ta thường có một khoảng thời gian hành hạ vợ bằng lời nói. Nhưng khi nào thì những lời chửi mắng, sỉ nhục sẽ biến thành những cú đấm đá thì bạn khó mà đoán trước được.

Vì sao điều đó xảy ra?

Theo các nhà tâm lý, nguyên nhân chính của hành động này là sự mong muốn khẳng định quyền và vị trí của những bạo chúa, và khi họ đã thử mọi cách khác nhưng không thành công thì họ sẽ dùng tới bạo lực. 

Bên cạnh đó, bạo lực cũng là cách một kẻ chuyên quyền làm để giải thoát những cảm xúc căng thẳng của chính mình. Khi công việc và các mối quan hệ của họ không tốt đẹp thì trong họ xuất hiện sự tức giận và họ tìm cách trút lên người nào đó yếu hơn và chịu là vật hy sinh của họ.

Theo các nhà khoa học, lúc này các nạn nhân của bạo hành thường giống như tấm vải đỏ trước mũi con bò điên. Ông Michael Horse giải thích về điều này như sau: “Những người xung quanh thường đối xử với bạn giống như bạn đối xử với chính mình. 

Nếu người phụ nữ tự cảm thấy mình yếu đuối, tự cho mình là vật hy sinh cho cơn nóng giận của người chồng bằng cách chối bỏ những niềm vui thích của mình, để mất đi các mối quan hệ với cuộc sống mà họ từng có trước hôn nhân. 

Những kẻ bạo chúa sẽ nhận ra điều đó. Và hắn sẽ xử sự theo một cách mà hắn thích với nạn nhân”. Vì thế để bảo vệ bản thân khỏi những tình huống như vậy, các nhà khoa học khuyên những nạn nhân của mình đừng bao giờ tự hạ thấp bản thân, hãy nhận thức giá trị và sự độc lập của mình.

Thế nhưng thông thường các nạn nhân hành động ngược lại: họ thường tiếp tục chịu đựng vì sợ hãi hay vì cả thương hại tên bạo chúa nếu như kẻ này biết cách xin lỗi và hứa hẹn một cách khôn ngoan. 

Cũng có nhiều trường hợp phụ nữ chịu đựng những tình trạng này theo một thói quen khi mà cha mẹ họ cũng từng sống trong cảnh bạo lực gia đình, họ cho rằng điều đó là bình thường.

Làm gì đây?

Chúng ta sẽ không nói về những trường hợp cả hai bên, bên bạo hành và bị bạo hành , đều cảm thấy sự việc chẳng có gì là ầm ĩ (điều đó vẫn có). 

Còn nói chung, các nhà tâm lý đều khuyên phụ nữ khi bị bạo hành thì điều đầu tiên họ cần phải biết là đừng hy vọng rằng một ngày đẹp trời nào đó người chồng sẽ thay đổi và sẽ chấm dứt đòn roi hay đấm đá. 

Sau cái tát đầu tiên sẽ tới cái thứ hai và thứ ba…Họ phải hiểu rằng chỉ có chính họ mới giải quyết được vấn đề và điều đó tùy thuộc vào họ, vào mục đích của họ: họ muốn bảo vệ gia đình hay không? 

Nếu muốn, họ phải ngay lập tức tìm cách giúp đỡ kẻ bạo hành, thí dụ như dạy anh ta cách điều điều khiển những cơn bùng nổ cảm xúc có khả năng dẫn tới bạo lực.

Nếu những cơn bạo lực của người chồng bùng phát không thường xuyên còn người phụ nữ không thể nào quyết định được là mình cần duy trì mối quan hệ này hay không thì các nhà chuyên môn cũng khuyên phụ nữ bị bạo hành cần phải chữa chạy và lưu giữ bằng chứng về những trận đòn. 

“Dù những vết thương có vẻ không nặng lắm, bạn cũng cần phải cho một ai đó có trách nhiệm được biết hay đến bệnh viện, trạm xá. Những hành động cương quyết ngay từ đầu của bạn sẽ khiến kẻ bạo chúa hiểu ra trách nhiệm của mình. Họ sẽ biết sợ” – Đó là lời khuyên của nhà khoa học tâm lý Mỹ Denis Dovgopol.

Dù là bạn quyết định “sửa chữa” tính cách của bạo chúa hay là quyết định rời bỏ anh ta, bạn cũng cũng cần phải cảm nhận được sự tự tin vào quyền được đối xử tử tế và sự độc lập của mình. 

Nếu bạn không làm điều đó ngay từ cái tát đầu tiên, những cú đấm đá sẽ còn tiếp tục mãi. Thậm chí, nó có thể tiếp tục với người chồng thứ 2, thứ 3 nếu bạn lại rơi vào mối quan hệ phụ thuộc.

Làm sao để nhận ra được anh ta là một tên bạo chúa?

Tất nhiên là điều này không đơn giản. Chẳng có anh chàng nào trong khi đang tán tỉnh bạn lại để lộ ra rằng sau đám cưới, anh ta sẽ đánh đập, hành hung bạn. Thế nhưng bạn có thể nhận biết được điều đó qua vài dấu hiệu sau mà cân nhắc quyết định của mình:

1. Mối quan hệ của cha mẹ anh ta. Nếu trong gia đình anh ta có xảy ra những hành động bạo lực, bạn có thể tin rằng anh ta sẽ phần nào bị ảnh hưởng bởi cách sống, cách đối xử đó. Và điều đó có thể sẽ lập lại với chính bạn.

2. Phản ứng của anh ta trong các hoàn cảnh khác nhau. Nếu người bạn yêu có khuynh hướng bạo lực, anh ta khó lòng che dấu điều đó lâu dài. 

Vì thế, bạn hãy quan sát anh ta trong những tình huống căng thẳng, trong mối quan hệ với những đối tượng yếu thế hơn mình, như động vật, người nghèo, người có vị trí xã hội thấp, người mắc nợ…

3. Mức độ ghen tuông. Trong gia đình, các bạo chúa thường trở thành những kẻ ghen tuông bệnh hoạn. Bạn cũng nên có mối quan hệ tốt với bạn bè của anh ta. 

Họ có thể cho bạn biết anh ta là người thế nào khi còn nhỏ, anh ta có biểu hiện thế nào trong những tình huống nêu trên – những thông tin đó có thể giúp bạn thấy rõ ràng hơn điều gì chờ đợi bạn phía trước, trong cuộc hôn nhân với người bạn chọn.

Theo PNO

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.